Ngày vía Thần Tài 2021 là ngày nào?

Theo lịch âm, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, những người làm ăn, buôn bán thường sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may, mong 1 năm buôn may bán đắt.

Năm nay, ngày Thần Tài năm 2021 rơi vào ngày Chủ nhật, ngày 21/2/2021 theo dương lịch. Thực ra dân kinh doanh vẫn cúng ngày vía Thần Tài hàng tháng, tuy nhiên ngày 10 tháng Giêng được cho là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm.

Ngày vía Thần Tài nên làm gì để cả năm tiền bạc rủng rỉnh?-1

Cúng vía Thần Tài 2021 giờ nào tốt?

Theo ý kiến chuyên gia, lễ cúng vía Thần Tài năm 2021 nên được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng. Tốt hơn cả là khung giờ từ 5h – 7h hoặc 11h – 13h.
 
5h – 7h là giờ Kỷ Mão, tức giờ Ngọc Đường hoàng đạo. 
 
Giờ Ngọc Đường có sự ngự trị của sao Thiếu Vi và sao Thiên Khai. Đây là 2 tinh tú chủ về công danh và phú quý. Giờ Ngọc Đường thích hợp tiến hành cúng lễ cầu tài lộc, kiếm tìm, gây dựng hoặc triển khai sự nghiệp.
 
11h – 13h là giờ Nhâm Ngọ, túc giờ Tư Mệnh hoàng đạo. 
 
Giờ Tư Mệnh có sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn ngự trị, làm việc quang minh chính đại, hành sự ban ngày thì thuận lợi đại cát. Nếu tiến hành những việc như khai trương, mở hàng, xuất kho, ký kết hợp đồng, hùn vốn đầu tư… đều gặp nhiều may mắn.

Ngoài 2 khung giờ vào buổi sáng nêu trên, trong ngày vía Thần Tài năm 2021 còn 2 khung giờ có thể tiến hành nghi thức thờ cúng đó là 15h – 17h và 17h – 19h.
 
15h – 17h là giờ Giáp Thân, thuộc Thanh Long hoàng đạo.

Đây là giờ thuộc khung của sao Thiên Ất, là giờ vạn sự có thành, thích hợp làm bất cứ công việc gì.

17h – 19h là giờ Ất Dậu, thuộc Minh Đường hoàng đạo.

Khung giờ này có sao ngự trị là Minh Phổ và Quý Nhân, giờ này thích hợp đi cầu người giúp đỡ sẽ thành.

Ngày vía Thần Tài nên làm gì để cả năm tiền bạc rủng rỉnh?-2

Ngày vía Thần Tài nên làm gì?

Trong ngày vía Thần Tài, có 2 việc mà bạn nên làm để rước tài lộc về nhà, giúp công việc làm ăn buôn bán được thuận buồm xuôi gió trong năm mới.

Lau dọn và sắp xếp bàn thờ

Nếu bạn chưa có bàn thờ Thần Tài thì việc lựa chọn và sắp xếp bàn thờ rất quan trọng. Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh, mở cửa hàng có thể tham khảo cách chọn và sắp bàn thờ Thần Tài sau đây:

1 bàn thờ Thần Tài đầy đủ sẽ bao gồm 1 khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bài vị Thần Tài đặt bên trong khảm, phía trước bài vị là 1 bát hương đặt trên khay vàng giấy, 2 bên bát hương là 2 cây đèn nhỏ, phía trước là khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.

Còn nếu có bàn thờ Thần Tài thì bạn nên lau dọn sạch sẽ trước khi cúng. Bạn cần chuẩn bị 1 chậu nhỏ chuyên chỉ dùng để tẩy uế, đổ nước lá bưởi hoặc nước sạch pha chút rượu. Đầu tiên bạn cần lau rửa tượng Thần Tài và Ông Địa (nếu có) trước, sau đó vệ sinh các đồ thờ cúng, lau dọn ban thờ cho sạch sẽ, thoáng đãng, xong xuôi bạn sắp xếp lại như cũ.

Mua vàng để cúng và tích trữ

Một phong tục rất phổ biến trong ngày vía Thần Tài của người dân Việt Nam là mua vàng để dâng lên bàn thờ cúng Thần Tài hoặc để tích trữ với mong muốn có 1 năm tiền bạc rủng rỉnh.

Tục lệ mua vàng ngày vía Thần Tài đã có từ xa xưa, tuy nhiên thời đó cuộc sống chưa no đủ nên chưa có nhiều người theo. Hiện nay, khi người dân đã có của ăn của để thì khoảng chục năm trở lại đây các con buôn bắt đầu đổ xô đi mua vàng.

Ngoài mua vàng ngày vía Thần Tài, bạn cũng có thể lựa chọn mua đồ trang sức vàng, đá quý hay đồ phong thủy.

Vàng và các vật phẩm phong thủy bạn có thể đặt lên bàn thờ cúng ngày Thần Tài. Cúng xong bạn có thể mang theo bên mình hoặc đơn giản chỉ để trưng bày, tích trữ trong nhà lấy may cho năm mới.

Ngày vía Thần Tài cúng gì?

Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà có lễ vật cúng Thần Tài khác nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống, cúng vía Thần Tài thường gồm các lễ vật sau:

- Bộ Tam sên: gồm thịt lợn luộc (thịt lợn phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình).
- Hũ gạo, hũ muối (đặt ở giữa ông Thần Tài và ông Địa).
- Nến (đèn cầy)
- Hương thắp (nhang)
- 3 cốc nước
- 3 cốc rượu
- Tiền vàng mã
- Thuốc lá
- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…)
- Tiền lẻ
- 1 đĩa bánh kẹo (1 đĩa)
- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu)
- Xôi đậu xanh

Sau khi lễ xong, cần lưu ý:

- Đồ cúng bằng muối và gạo thì bạn phải giữ lại trong nhà cho có lộc.

- Rượu và nước khi đã cúng sau thì bạn phải đem tưới xung quanh nhà.

- Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại 1 nửa để ăn, còn 1 nửa đem đi phát lộc.

- Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin Thần Tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.

Yunho
Theo Vietnamnet