Chỉ vài năm trước, vào năm 2014, một thông tin lan truyền cho biết, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) đặt ra cái tên “selfitis” như một loại bệnh rối loạn tâm thần mới. Ở thời điểm ấy, đó là tin tức giả mạo; tuy nhiên giờ đây nó đã thành hiện thực.
Nhiều người cảm thấy "thiếu vắng" điều gì đó khi không có bức ảnh selfie nào trong ngày.
Tác giả nghiên cứu bao gồm Janarthanan Balakrishnan thuộc Trường Quản trị Thiagarajar ở Madura (Ấn Độ) và Mark D. Griffiths thuộc Đại học Nottingham Trent (ở Nottingham, Anh). Họ đã thiết lập một thước đo về hành vi selfie (SBS) để xem cách mọi người cố gắng thực hiện việc chụp ảnh selfie ở nhiều tình trạng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của nó.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện với 225 sinh viên đến từ Ấn Độ, sau đó kiểm tra và phân loại 3 nhóm người selfie khác nhau, gồm: Rối loạn nhân cách ranh giới, cấp tính và mãn tính. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, 9% người tham gia đã xác nhận chụp 8 bức ảnh selfie mỗi ngày, trong khi 25% chụp để chia sẻ cho 3 hoặc nhiều người mỗi ngày.
“Thông thường, những người này có tình trạng bị thiếu tự tin và cần tìm sự quan tâm từ những người xung quanh. Điều này tương tự các triệu chứng gây nghiện khác. Hiện nay, sự tồn tại của bệnh này dường như đã được xác nhận và hi vọng nghiên cứu sẽ giúp mọi người hiểu thêm về cách thức và lý do tại sao mọi người phát triển hành vi này, cũng như những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiều người nhất”, Balakrishnan cho biết.
Theo Dân Việt