Tháng 4/1859, hai nhà địa chất Joseph Prestwich và John Evans đã mua lại một vật bằng đá có hình dáng giống chiếc rìu từ một thợ mỏ người Pháp. Ở thời điểm đó, các nhà sử học cho rằng loài người đã tồn tại trên Trái Đất hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, công cụ này chưa thật sự được lưu tâm. Năm 1896, Prestwich qua đời và chiếc rìu được tặng lại cho Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên. (Ảnh: phys.org)
Cho đến năm 2009, giáo sư Clive Gamble thuộc Cục địa lý hoàng gia Holloway cùng Tiến sĩ Robert Kruszynski của bảo tàng lịch sử tự nhiên đã nghiên cứu lại công cụ này và công bố về phát hiện quan trọng: Tuổi đời chiếc rìu đá có niên đại đến 400.000 năm. Tính đến nay, mẫu rìu đá cổ nhất được tìm thấy ở Ethiopia có niên đại khoảng 2,5 triệu năm tuổi. Phát hiện về rìu của Prestwich đã đặt ra nhiều giải thiết về lịch sử tiến hóa của loài người. (Ảnh: NBCNews)
Cuối tháng 3 vừa qua, bảo tàng quốc gia Scotland lần đầu tiên cho trưng bày tấm vải liệm được xác định có niên đại hơn 2000 năm. Theo hình vẽ in trên tấm vải, các nhà khoa học cho rằng nó có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại. (ẢNh: BBC)
Điều bất ngờ là tấm vải liệm đã được cất trong viện bảo tàng này gần 80 năm cho đến khi được tiến sĩ Margaret Maitland, đồng thời là người quản lý các bộ sưu tập cổ đại từ Địa Trung Hải tình cờ phát hiện ra. Lúc đó, tấm vải được bọc trong một gói giấy màu nâu giống phong bì thư, trên có ghi dòng chữ cho biết miếng vải được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Ai Cập. (Ảnh: BBC)
Những mảnh vỡ của bức tượng Hoàng đế La Mã Trajan bị lãng quên ở bảo tàng lịch sử quốc gia Bulgaria. Trong nhiều thập kỷ, những mảnh vỡ này được để lẫn với các pho tượng khác và không được ai chú ý cho đến năm 2016. Mặc dù được đem ra nghiên cứu và các nhà khoa học đã phát hiện ra đây là một tác phẩm nghệ thuật, nhưng cuối cùng chúng cũng không được đem đi phục chế bởi bảo tàng không có đủ kinh phí chi trả. (Ảnh: archaeologyinbulgaria.com)
Một quả trứng từ HMS Beagle - con tàu nổi tiếng trong lịch sử gắn liền với chuyến đi của Charles Darwin trong hành trình thu thập mẫu vật. Beagle đã đưa Darwin ngao du từ năm 1831 đến 1836. Theo sử sách ghi lại, ông đã mua 16 quả trứng được sơn màu socola từ Uruguay nhưng số trứng này đều bị mất. Tại bảo tàng động vật học ở đại học Cambridge, tình nguyện viên Liz Wetton - người phụ trách phân loại hàng ngàn quả trứng tại đây cho hay trên một số quả trứng đã bị rạn vỏ có dòng chữ "C. Darwin". (Ảnh: The Telegraph)
Kiệt tác nghệ thuật trị giá 3 triệu bảnh Anh trong Viện bảo tàng Swansea suốt hơn 150 năm không ai nhận ra. Đến năm 2016, một nhà sử học chuyên về nghệ thuật mới phát hiện đây là bức tranh sơn dầu của họa sĩ Brazil nổi tiếng thế kỷ 17 Jacob Jordaens. Mặt sau của bức tranh là một tấm bảng đáng dấu nhãn hiệu với ký tự A. Quá trình nghiên cứu cho thấy nó được sản xuất trong những năm 1619 - 1621. Bức tranh này đã đóng góp một phần quan trọng cho ngành hội họa, giúp các họa sĩ và sử gia biết thêm về phong cách nghệ thuật của Jordaens. (Ảnh: BBC)
Năm 2016, một khối đá rời tình cờ được phát hiện trong bảo tàng Garden ở Luân Đôn, Anh khiến người ta sững sờ bởi đó là đường dẫn vào một căn phòng bí mật, hay chính xác hơn là hầm mộ bí mật chôn cất 20 chiếc quan tài. Theo nghiên cứu, những chiếc quan tài ở đây thuộc về thời tổng giám mục Canterbury ở thế kỷ 17, trong đó có hài cốt của Richard Bancroft - tổng giám mục từ năm 1604 - 1610, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập Kinh thánh King James. Bảo tàng này xưa kia là nhà thờ St. Mary-at-Lambeth, tọa lạc gần dinh thự của Đức Tổng Giám mục Canterbury. (Ảnh: abc.net.au)
Một phát hiện quan trọng trong kiến trúc Hồi giáo được gửi gắm qua một lá thư cổ ở bảo tàng Louvre (Pháp) mô tả một kỳ quan bị lãng quên. Bức thư được viết bởi người quản lý tổ chức nghệ thuật của Pháp có tên Musee des Arts Decoratifs, yêu cầu giúp đỡ để tìm kiếm những mảnh đá thuộc kiến trúc Hồi giáo. Trong thư, ông nói rõ những viên đá có kiến trúc mái vòm kèm theo bản vẽ, được gọi là Mamluk Porch. (Ảnh: renault.com)
Kể từ đó, các nhà sử học bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu chúng. Theo giả thiết, vị vua Ai Cập ở thế kỷ 15 đã cho xây dựng những hành lang với mái vòm nhằm dẫn tới nơi an nghỉ của mình. Năm 1887, những khối đá được tháo rời và vận chuyển tới Pháp để tham dự Hội chợ thế giới. Tuy nhiên, những khối đá này chưa bao giờ được trưng bày và vẫn được giấu kín. (Ảnh: Bảo tàng Louvre, Pháp - Internet)