12 năm đưa lần lượt đưa hết xạ thủ này đến xạ thủ khác chinh chiến ở khắp các Châu Lục, nhưng chưa một ai làm rạng danh đất nước và là niềm tự hào lớn đối với thể thao nước nhà như vận động viên Hoàng Xuân Vinh. Và cũng chính nhờ thành tích kỳ diệu này, công chúng từ đó đã quan tâm hơn đến bộ môn thể thao không mấy được "mặn mà" tình cảm như súng hơi.

Nói Hoàng Xuân Vinh đã viết nên lịch sử cho thể thao Việt Nam cũng không ngoa. Bởi đây là tấm Huy Chương Vàng đầu tiên của thể thao Việt Nam tại đấu trường Thế Vận Hội hiện đại có lịch sử tổ chức hơn 100 năm qua.



Dẫn đầu toàn bắn súng Việt Nam tham dự Olympic lần này là bà Nguyễn Thị Nhung, từ Brazil, bà không giấu nổi niềm khấn khích và sung sướng bởi thành tích của Xuân Vinh. Bởi hai lần trước, bắn súng đều trắng tay. Nhưng tại Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh đã làm nên lịch sử. Đây là lần đầu tiên sau  64 năm chúng ta tham dự đấu trường Olympic. Bà nói: "Tôi sung sướng đến trào nước mắt!. Có lẽ chẳng ai dám nghĩ Hoàng Xuân Vinh lại làm được điều kỳ diệu như vậy cho thể thao Việt Nam, bởi trước lúc lên đường, mục tiêu của Vinh chỉ là giành HCĐ. Ở loạt đấu cuối, Vinh đã có một loạt bắn xuất thần. Cá nhân tôi không tin vào tai và mắt mình nữa. Thật tuyệt vời, tôi không diễn tả được cảm giác tự hào, sung sướng ấy như thế nào nữa.

Vinh quang này dành cho tổ quốc Việt Nam. Cám ơn những người thầy và tất cả những ai đã ủng hộ cho bắn súng Việt Nam. Và tận đáy lòng tôi muốn cám ơn người học trò vĩ đại này. Cám ơn một xạ thủ vĩ đại mà tôi được biết. Lịch sử đã gọi tên Hoàng Xuân Vinh! Việt Nam chiến thắng!".




Xuân Xuân Vinh là người trầm tính, vẻ bề ngoài nói lên tất cả, mọi hành động của anh đều vừa phải và không quá nhanh rất phù hợp với bộ môn bắn súng. Xạ thủ Xuân Vinh thừa nhận, chính những bài tập “kỳ lạ” của HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung như bài tập tĩnh tâm (đứng tại chỗ không cử động tay chân, không nói trong 2 tiếng), bài tập khắc phục nhược điểm thiếu tự tin (trước khi tập luôn hô khẩu hiệu) đã góp phần quan trọng giúp anh khắc phục nhược điểm tâm lý, từ đó đạt được những thành tích đỉnh cao. Có thể nói rằng, người góp phần tạo nên kỳ tích của Xuân Vinh có góp công rất lớn từ phía "người đàn bà thép" Nguyễn Thị Nhung.

Nhắc đến Nguyễn Thị Nhung, là nhắc đến hình ảnh người đàn bà thép, can trường và vững chãi, vẻ ngoài rắn giỏi, mái tóc ngắn cá tính và đầy hào xảng, Nguyễn Thị Nhung là trưởng đoàn quốc gia là nữ duy nhất của Châu Á đi thi đấu. Từng chia sẻ rằng cái nghề bắn súng này vốn gây nhiều ức chế và khiến phụ nữ già nhanh, nhưng hai phần ba cuộc đời chị gắn bó với súng với ống, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống của chị, có muốn bỏ cũng không bỏ được, bởi đó là nghiệp là nghề và là duyên.


Nguyễn Thị Nhung là người rất tâm huyết với bắn súng Việt Nam.

Nguyễn Thị Nhung hiện đã ngoài 50, nhưng thời gian chị gắn liền với súng cũng được 37 năm trời. Ban đầu, chị đi thi vào đội điền kinh nhưng do không có năng khiếu với chạy nên chuyển qua đội bắn súng. Sự nghiệp bắn súng của chị Nhung cũng không thực sự suôn sẻ tuy chị luôn là người dẫn đầu các hạng mục thi đấu. Trong khoảng từ 1977 đến năm 1983 chị không có đối thủ ở nội dung súng ngắn 25m. Tưởng chừng chị có thể giành được nhiều giải thưởng quốc tế lớn bởi thế mạnh của chị ở nội dung 25m nhưng không lâu sau đó, liên đoàn bắn súng thế giới bỏ nội dung này dành cho nữ. Không từ bỏ ước mơ, Nguyễn Thị Nhung bắn thay nam nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn luật đưa ra cũng gỡ bỏ. Tưởng chừng như nghiệp bắn súng của Nguyễn Thị Nhung đã dừng lại sau thời gian sang Nga tu nghiệp nhưng rồi về Việt Nam chị bắn cho đội thủ đô nhưng bước vào thời kỳ đổi mới, nghiệp thể thao có lớn thế nào thì chuyện yên bề gia thất cũng là quan trọng nhất đối với phận nữ nhi như chị.

Nguyễn Thị Nhung có tâm nguyện, chỉ khi nào đoàn Việt Nam có được Huy Chương Vàng Olympic chị mới chịu nghỉ hưu, còn không thì chị sẽ quyết tâm chiến thắng cho bằng được bởi chị xác định, đi thi là phải chiến thắng và giật huy chương, còn không thì ở nhà cho đỡ mất thời gian và tiền của của nhà nước.


Q.Q.
Theo Vietnamnet