Tại Trunyan, Bali (Indonesia), có một nghĩa trang nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh nơi mà người dân sẽ chở người chết trên những chiếc thuyền ca-nô và để cho phân hủy ngay ngoài trời.
Được bao bọc bằng những sườn nút dốc và phủ đầy cây cối, bãi nghĩa trang này ở gần bờ một hồ miệng núi lửa lớn và chỉ mất một chuyến đi thuyền ngắn từ nơi dân làng sinh sống là đến. Có thể nói, tại Bali nơi mà hầu như mọi người dân theo đạo Hindu làm lễ hỏa táng cho người thân đã khuất của mình, Trunyan là một chốn hoàn toàn khác biệt.
Ketut Blen, một người dân làng Trunyan có người anh em họ vừa mới qua đời được mai táng ở đây, nói rằng ở đây có hai bãi nghĩa trang, một để dành cho những người được cho là đã hoàn thành chuyến đi cuộc đời mình, và đây chính là nơi đó. Còn bãi nghĩa trang còn lại là dành cho những người xấu số mà cuộc đời vẫn còn dang dở.
Blen chia sẻ: “Những người mà được chôn tại đây đều đã lập gia đình trước khi chết. Còn những ai chết trước khi kết hôn, hoặc bị chết đuối thì sẽ được chôn dưới đất.”
Trunyan là ngôi làng nằm dưới chân một núi lửa còn hoạt động, trên bờ của một hồ miệng núi lửa, một sự kết hợp hai thế lực thiên nhiên là lửa và nước.
Sống chung với núi lửa, người Trunyan tin rằng việc mai táng người chết có thể làm thần lửa Brahma giận dữ và khiến núi lửa phun trào. Vì vậy, người chết được mai táng bằng cách cho để phân hủy dưới bàn tay thiên nhiên.
Tại Trunyan, trung tâm đời sống tinh thần của người dân là quần thể đền chùa có 11 ngôi chùa tương ứng với 11 khu chôn người chết được bao quanh bằng thân cây tre và lá cọ uốn cong. Vì số 11 là con số mang ý nghĩa lớn trong đạo Hindu nên khi những khu chôn người chết trở nên chật chội, người ta sẽ di chuyển những xác chết lâu đời nhất sang khu nghĩa địa ngoài trời.
Dù vậy, thường thì những cái xác không còn nguyên vẹn nữa, xương của họ thường bị biến mất; có thể là do lũ khỉ chuyên đi trộm lễ vật cúng thần linh sống trong rừng.
Bất chấp tất cả những rác rưởi vứt ngổn ngang khắp nghĩa địa, như một cái dép cũ hay chồng bát đĩa vứt đi, chen lẫn xương người nằm rải rác, nơi đây có một sự yên bình kì lạ của riêng mình. Lạ lùng hơn, không hề có mùi xác chết phân hủy. Những người đã khuất, vẫn mặc trên mình bộ quần áo yêu thích và nằm dưới những cái ô sặc sỡ, đã ra đi thanh thản.
Vì xác chết chỉ được mai táng tại chùa vào những ngày lễ đặc biệt nên các gia đình phải quyên tiền chi trả cho chùa làm lễ mai táng, cũng như phải dùng formaldehyde để bảo quản xác chết tại nhà trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước khi đưa đi.
So với một số nghĩa trang “lộ thiên” ở các làng khác, nghĩa trang làng Trunyan không hề bốc mùi tử thi thường thấy. Người dân tin rằng cái cây cao lớn, xum xuê tỏa bóng xuống nghĩa trang mà được gọi là Taru Menyan (nghĩa là “cây hương thơm”) chính là thứ xóa tan mùi mục ruỗng kinh khủng.
Được bao bọc bằng những sườn nút dốc và phủ đầy cây cối, bãi nghĩa trang này ở gần bờ một hồ miệng núi lửa lớn và chỉ mất một chuyến đi thuyền ngắn từ nơi dân làng sinh sống là đến. Có thể nói, tại Bali nơi mà hầu như mọi người dân theo đạo Hindu làm lễ hỏa táng cho người thân đã khuất của mình, Trunyan là một chốn hoàn toàn khác biệt.
Tại Trunyan. những xác chết lâu năm sẽ được xếp ngoài trời dưới những tán cây xum xuê.
Sống trong những ngôi làng xa xôi hẻo lánh phía Đông Bắc Bali, những người Bali Aga có thể được coi là những cư dân lâu đời nhất ở trên đảo vì Trunyan đã được xây dựng ít nhất là từ năm 911 Sau công nguyên. Người Bali Aga cũng có những tín ngưỡng và tập tục riêng của mình. Ở làng Trunyan, ví dụ điển hình đó là phong tục quất mình bằng roi cây rattan và phong tục mai táng người chết bằng cách “phơi” ra giữa trời, dưới tán cây rừng.Ketut Blen, một người dân làng Trunyan có người anh em họ vừa mới qua đời được mai táng ở đây, nói rằng ở đây có hai bãi nghĩa trang, một để dành cho những người được cho là đã hoàn thành chuyến đi cuộc đời mình, và đây chính là nơi đó. Còn bãi nghĩa trang còn lại là dành cho những người xấu số mà cuộc đời vẫn còn dang dở.
Blen chia sẻ: “Những người mà được chôn tại đây đều đã lập gia đình trước khi chết. Còn những ai chết trước khi kết hôn, hoặc bị chết đuối thì sẽ được chôn dưới đất.”
Trunyan là ngôi làng nằm dưới chân một núi lửa còn hoạt động, trên bờ của một hồ miệng núi lửa, một sự kết hợp hai thế lực thiên nhiên là lửa và nước.
Sống chung với núi lửa, người Trunyan tin rằng việc mai táng người chết có thể làm thần lửa Brahma giận dữ và khiến núi lửa phun trào. Vì vậy, người chết được mai táng bằng cách cho để phân hủy dưới bàn tay thiên nhiên.
Tại Trunyan, trung tâm đời sống tinh thần của người dân là quần thể đền chùa có 11 ngôi chùa tương ứng với 11 khu chôn người chết được bao quanh bằng thân cây tre và lá cọ uốn cong. Vì số 11 là con số mang ý nghĩa lớn trong đạo Hindu nên khi những khu chôn người chết trở nên chật chội, người ta sẽ di chuyển những xác chết lâu đời nhất sang khu nghĩa địa ngoài trời.
Dù vậy, thường thì những cái xác không còn nguyên vẹn nữa, xương của họ thường bị biến mất; có thể là do lũ khỉ chuyên đi trộm lễ vật cúng thần linh sống trong rừng.
Bất chấp tất cả những rác rưởi vứt ngổn ngang khắp nghĩa địa, như một cái dép cũ hay chồng bát đĩa vứt đi, chen lẫn xương người nằm rải rác, nơi đây có một sự yên bình kì lạ của riêng mình. Lạ lùng hơn, không hề có mùi xác chết phân hủy. Những người đã khuất, vẫn mặc trên mình bộ quần áo yêu thích và nằm dưới những cái ô sặc sỡ, đã ra đi thanh thản.
Vì xác chết chỉ được mai táng tại chùa vào những ngày lễ đặc biệt nên các gia đình phải quyên tiền chi trả cho chùa làm lễ mai táng, cũng như phải dùng formaldehyde để bảo quản xác chết tại nhà trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước khi đưa đi.
Bên trên là những cái ô sặc sỡ.
So với một số nghĩa trang “lộ thiên” ở các làng khác, nghĩa trang làng Trunyan không hề bốc mùi tử thi thường thấy. Người dân tin rằng cái cây cao lớn, xum xuê tỏa bóng xuống nghĩa trang mà được gọi là Taru Menyan (nghĩa là “cây hương thơm”) chính là thứ xóa tan mùi mục ruỗng kinh khủng.
Cây đa cổ thụ tỏa bóng mát xuống nghĩa trang được cho là đã xóa tan mùi tử thi phân hủy thường thấy.
Theo Trí Thức Trẻ