Nhưng anh đừng nói về vợ em như thế. Cô ấy không dở hơi, cô ấy rất tử tế, thông minh và ngoan ngoãn".
Nhà tôi có 2 anh em, anh trai tôi hơn tôi 11 tuổi, nhưng chúng tôi lại chẳng hợp tính nhau. Nguyên nhân vì anh trai tôi là người thẳng tính nhưng phũ, bạc miệng, tôi có cảm giác anh bị thiếu mất dây thần kinh nào đó thì phải.
Từ nhỏ anh luôn gọi tôi là “con dở người”, “con dở hơi”, “con Thị Nở”. Rồi chê bai đủ thứ về tôi. Khi bị bố nhắc nhở, anh chống chế là gọi như thế tôi cũng chẳng bị dở hơi đâu mà cả nhà phải lo. Ra ngoài xã hội, anh vẫn giao tiếp bình thường nên chẳng ai để ý tới chuyện này nữa.
Năm tôi vào cấp 3, lúc đó đáng lý ra ở tuổi ấy, anh đã là người đàn ông trưởng thành, suy nghĩ chín chắn rồi. Vậy mà những hành động, lời nói của anh vẫn vớ vẩn như hồi bé. Tôi nhớ có lần tôi mời bạn về nhà chơi, trong đó có cả bạn nam và bạn nữ. Khi bạn tôi đến, anh lúc ngồi vắt chân trên sô pha đọc báo, lúc lại cầm kéo cắt tỉa cây cảnh, lù đù không khác gì một ông già. Bạn tôi đến chào một tiếng, anh ừ một câu, bạn tôi chào ra về, anh cũng ừ một câu.
Đến khi bạn tôi về hết, anh mới bắt đầu chê bai tôi kết bạn với một đám “dở người cùng loài với nhau”. Vì tội đến nhà người khác mà vô duyên: “nói cười ầm ĩ”, “tự nhiên như ruồi”. Thử hỏi ở cái tuổi 17 – 18, đến nhà bạn chơi mà không được nói chuyện cười đùa?.
Vào đại học tôi mới chính thức thoát khỏi cái miệng độc địa của anh trai. (Ảnh minh họa)
Vào đại học tôi mới chính thức thoát khỏi cái miệng độc địa của anh trai. Rồi anh cũng cưới vợ. Chị dâu là một người hiền lành, hiền lành đến mức tôi cũng thương hại chị khi ở cùng một người như anh trai tôi. Ấy thế mà họ lại sống với nhau mà không hề có nửa tiếng cãi vã. Mẹ tôi cũng phải gật gù khen con dâu ngoan, chiều chồng.
Ra trường, tôi cũng có người yêu, nhưng không dám giới thiệu với anh trai, chỉ lừa lúc nào anh đi công tác thì đưa về ra mắt bố mẹ. Vì thế nên có chuyện khi tôi chuẩn bị cưới, anh trai mới biết mặt em rể.
Ngày hôm đó là lễ ăn hỏi, tôi dặn mẹ nhắc nhở anh từ sớm, nhưng anh tự ái, lúc nhà trai đến anh ngồi như ông phỗng, mặt hầm hầm như người ta thiếu nợ mình. Bạn trai tôi ngơ ngác chào hỏi anh, anh cũng không nói gì. Cả nhà bạn trai tưởng anh trai tôi bị làm sao, hay không đồng ý cuộc hôn nhân này mà lại tỏ thái độ khó chịu ấy.
Rồi đám cưới, anh tôi cầm chai rượu đi khắp nơi uống hết với người này người nọ. Nhưng đến bàn nào ngồi anh cũng chê: “Con dở người nhà này lấy được thằng ấy đẹp trai, cao ráo, nghe nói có nhà to ở thành phố. Chả hiểu nó mồi chài thế nào mà lại chài được thằng ấy. Chắc là có bầu rồi mà giấu”.
Tôi chẳng hiểu sao trên đời có người anh trai chỉ chực chờ cơ hội để hạ bệ em gái như thế. Đó là đám cưới của tôi, bạn bè, khách mời của tôi. Nhưng một câu của anh lại khiến mối tình đẹp của chúng tôi biến thành tôi dụ bẫy chồng.
Khi chú rể đến đón dâu, anh tôi lúc này đã ngà ngà say, ra vỗ vai chú rể và bảo: “Chú lấy nó về thì phải dạy nó, con dở hơi ấy mà không dạy dỗ đàng hoàng, có ngày nó trèo lên đầu lên cổ chồng ngay. Đàn ông là phải ra dáng đàn ông, không có được để đàn bà đè đầu cỡi cổ”.
Lúc đó tất cả mọi người như đứng hình. Bố tôi giận đến mức muốn đánh anh, nhưng mẹ tôi can ngăn nên mới tránh được xô xát. Họ hàng nhà trai thì khỏi nói, ai cũng ngạc nhiên vì anh của cô dâu lại nói lời như thế.
Tôi vẫn mong có ngày anh sẽ thôi nói những lời phũ phàng ấy với tôi, để tôi có một
anh trai đáng tin cậy. (Ảnh minh họa)
Trong lúc mọi người còn bối rối, chồng tôi đã đáp trả một câu khiến tôi cảm động ứa nước mắt: “Anh là anh trai của Thanh nên em tôn trọng, gọi anh một tiếng anh vợ. Nhưng anh đừng nói về vợ em như thế. Cô ấy không dở hơi, cô ấy rất tử tế, thông minh và ngoan ngoãn. Còn việc có đè đầu cỡi cổ em hay không thì đó là việc của vợ chồng em. Em chẳng ngại bị vợ trèo lên đầu lên cổ đâu”.
Anh trai tôi ngượng ngùng, lật đật lùi bước và lẩm bẩm: “Anh đã bảo chú mà chú không nghe, về sau kệ chú”. Nói rồi anh lên tầng 2, ngủ luôn, không xuống tham dự đám cưới nữa.
Đến nay, vợ chồng tôi đã chung sống với nhau được hơn 1 năm. Chúng tôi vẫn thường xuyên về thăm mẹ đẻ tôi. Ban đầu tôi hơi ngại khi phải về vì sợ đối mặt với anh trai. Nhưng chồng tôi nói cứ yên tâm, có gì để anh xử trí, anh đỡ lưng cho tôi.
Quả thật, lần nào đến tôi cũng bị anh trai chê bai, nói móc máy, song anh đều bị chồng tôi nói lại. Thành ra đến giờ anh cũng lờ vợ chồng tôi đi.
Chẳng hiểu tại sao nhà chỉ có anh trai em gái, mà gia đình tôi lại không được hòa thuận, yêu thương nhau như những nhà khác. Nhưng tôi vẫn mong có ngày anh sẽ thôi nói những lời phũ phàng ấy với tôi, để tôi có một anh trai đáng tin cậy, một nhà mẹ đẻ tốt mà dựa vào.
Nhà tôi có 2 anh em, anh trai tôi hơn tôi 11 tuổi, nhưng chúng tôi lại chẳng hợp tính nhau. Nguyên nhân vì anh trai tôi là người thẳng tính nhưng phũ, bạc miệng, tôi có cảm giác anh bị thiếu mất dây thần kinh nào đó thì phải.
Từ nhỏ anh luôn gọi tôi là “con dở người”, “con dở hơi”, “con Thị Nở”. Rồi chê bai đủ thứ về tôi. Khi bị bố nhắc nhở, anh chống chế là gọi như thế tôi cũng chẳng bị dở hơi đâu mà cả nhà phải lo. Ra ngoài xã hội, anh vẫn giao tiếp bình thường nên chẳng ai để ý tới chuyện này nữa.
Năm tôi vào cấp 3, lúc đó đáng lý ra ở tuổi ấy, anh đã là người đàn ông trưởng thành, suy nghĩ chín chắn rồi. Vậy mà những hành động, lời nói của anh vẫn vớ vẩn như hồi bé. Tôi nhớ có lần tôi mời bạn về nhà chơi, trong đó có cả bạn nam và bạn nữ. Khi bạn tôi đến, anh lúc ngồi vắt chân trên sô pha đọc báo, lúc lại cầm kéo cắt tỉa cây cảnh, lù đù không khác gì một ông già. Bạn tôi đến chào một tiếng, anh ừ một câu, bạn tôi chào ra về, anh cũng ừ một câu.
Đến khi bạn tôi về hết, anh mới bắt đầu chê bai tôi kết bạn với một đám “dở người cùng loài với nhau”. Vì tội đến nhà người khác mà vô duyên: “nói cười ầm ĩ”, “tự nhiên như ruồi”. Thử hỏi ở cái tuổi 17 – 18, đến nhà bạn chơi mà không được nói chuyện cười đùa?.
Vào đại học tôi mới chính thức thoát khỏi cái miệng độc địa của anh trai. (Ảnh minh họa)
Vào đại học tôi mới chính thức thoát khỏi cái miệng độc địa của anh trai. Rồi anh cũng cưới vợ. Chị dâu là một người hiền lành, hiền lành đến mức tôi cũng thương hại chị khi ở cùng một người như anh trai tôi. Ấy thế mà họ lại sống với nhau mà không hề có nửa tiếng cãi vã. Mẹ tôi cũng phải gật gù khen con dâu ngoan, chiều chồng.
Ra trường, tôi cũng có người yêu, nhưng không dám giới thiệu với anh trai, chỉ lừa lúc nào anh đi công tác thì đưa về ra mắt bố mẹ. Vì thế nên có chuyện khi tôi chuẩn bị cưới, anh trai mới biết mặt em rể.
Ngày hôm đó là lễ ăn hỏi, tôi dặn mẹ nhắc nhở anh từ sớm, nhưng anh tự ái, lúc nhà trai đến anh ngồi như ông phỗng, mặt hầm hầm như người ta thiếu nợ mình. Bạn trai tôi ngơ ngác chào hỏi anh, anh cũng không nói gì. Cả nhà bạn trai tưởng anh trai tôi bị làm sao, hay không đồng ý cuộc hôn nhân này mà lại tỏ thái độ khó chịu ấy.
Rồi đám cưới, anh tôi cầm chai rượu đi khắp nơi uống hết với người này người nọ. Nhưng đến bàn nào ngồi anh cũng chê: “Con dở người nhà này lấy được thằng ấy đẹp trai, cao ráo, nghe nói có nhà to ở thành phố. Chả hiểu nó mồi chài thế nào mà lại chài được thằng ấy. Chắc là có bầu rồi mà giấu”.
Tôi chẳng hiểu sao trên đời có người anh trai chỉ chực chờ cơ hội để hạ bệ em gái như thế. Đó là đám cưới của tôi, bạn bè, khách mời của tôi. Nhưng một câu của anh lại khiến mối tình đẹp của chúng tôi biến thành tôi dụ bẫy chồng.
Khi chú rể đến đón dâu, anh tôi lúc này đã ngà ngà say, ra vỗ vai chú rể và bảo: “Chú lấy nó về thì phải dạy nó, con dở hơi ấy mà không dạy dỗ đàng hoàng, có ngày nó trèo lên đầu lên cổ chồng ngay. Đàn ông là phải ra dáng đàn ông, không có được để đàn bà đè đầu cỡi cổ”.
Lúc đó tất cả mọi người như đứng hình. Bố tôi giận đến mức muốn đánh anh, nhưng mẹ tôi can ngăn nên mới tránh được xô xát. Họ hàng nhà trai thì khỏi nói, ai cũng ngạc nhiên vì anh của cô dâu lại nói lời như thế.
Tôi vẫn mong có ngày anh sẽ thôi nói những lời phũ phàng ấy với tôi, để tôi có một
anh trai đáng tin cậy. (Ảnh minh họa)
Trong lúc mọi người còn bối rối, chồng tôi đã đáp trả một câu khiến tôi cảm động ứa nước mắt: “Anh là anh trai của Thanh nên em tôn trọng, gọi anh một tiếng anh vợ. Nhưng anh đừng nói về vợ em như thế. Cô ấy không dở hơi, cô ấy rất tử tế, thông minh và ngoan ngoãn. Còn việc có đè đầu cỡi cổ em hay không thì đó là việc của vợ chồng em. Em chẳng ngại bị vợ trèo lên đầu lên cổ đâu”.
Anh trai tôi ngượng ngùng, lật đật lùi bước và lẩm bẩm: “Anh đã bảo chú mà chú không nghe, về sau kệ chú”. Nói rồi anh lên tầng 2, ngủ luôn, không xuống tham dự đám cưới nữa.
Đến nay, vợ chồng tôi đã chung sống với nhau được hơn 1 năm. Chúng tôi vẫn thường xuyên về thăm mẹ đẻ tôi. Ban đầu tôi hơi ngại khi phải về vì sợ đối mặt với anh trai. Nhưng chồng tôi nói cứ yên tâm, có gì để anh xử trí, anh đỡ lưng cho tôi.
Quả thật, lần nào đến tôi cũng bị anh trai chê bai, nói móc máy, song anh đều bị chồng tôi nói lại. Thành ra đến giờ anh cũng lờ vợ chồng tôi đi.
Chẳng hiểu tại sao nhà chỉ có anh trai em gái, mà gia đình tôi lại không được hòa thuận, yêu thương nhau như những nhà khác. Nhưng tôi vẫn mong có ngày anh sẽ thôi nói những lời phũ phàng ấy với tôi, để tôi có một anh trai đáng tin cậy, một nhà mẹ đẻ tốt mà dựa vào.
Theo Tri Thức Trẻ