Ngày 10/11, Bộ Y tế đã tổ chức buổi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội. Tại buổi tập huấn này, TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm đã có nhiều ý kiến chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng thanh tra cho các cán bộ chuyên trách về an toàn thực phẩm ở Hà Nội.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, người tiêu dùng có trách nhiệm tố giác và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Việc làm này không phải là đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng, bởi trách nhiệm chính vẫn là của cơ quan chức năng.
“Tuy nhiên, nếu không có sự hợp tác, cộng tác của người dân thì công tác an toàn thực phẩm khó mà kiểm soát được. Vì các cơ quan chức năng không thể giám sát 24/24 giờ được nên cộng đồng phải có trách nhiệm để bảo đảm an toàn thực phẩm”, người đứng đầu Cục ATTP cho hay.
Cũng theo TS Phong, thời gian qua việc người dân tố giác các hoạt động vi phạm an toàn thực phẩm chưa thật sự nhiều, nguyên nhân của vấn đề này là do mối quan hệ họ hàng, tình làng nghĩa xóm hay do nể nang. Tuy nhiên, cần phải thay đổi quan niệm này.
“Một cuộc điều tra xã hội học do Hội Nông dân và Hội Phụ nữ Trung ương thực hiện vì sao người dân phát hiện thực phẩm bẩn mà không đấu tranh thì có tới gần 85% người dân trả lời là ngại va chạm”, TS Phong thẳng thắn.
Cũng theo ông Phong, một phần rất quan trọng là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.
Cũng tại buổi tập huấn này, có nhiều câu hỏi đặt ra, nhất là lo ngại vấn đề lạm quyền gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Về vấn đề này, ông Phong cho rằng, giao trách nhiễm không có nghĩa là muốn làm thế nào thì làm. Bởi, nếu lạm dụng quyền hạn gây khó khăn cho người sản xuất, doanh nghiệp đương nhiên sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Về phía lãnh đạo Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, việc triển khai Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”, trước mắt sẽ gặp rất nhiều khó khăn cả về nhân lực (cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành tại cơ sở còn rất thiếu, lực lượng rất mỏng) lẫn thời gian thực hiện (thời gian triển khai thí điểm là 1 năm), trong khi tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại.
Bởi vậy, song song với việc triển khai đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho người được giao nhiệm vụ thanh tra an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về ATVSTP cũng sẽ tổ chức các tổ công tác, hỗ trợ cho các lực lượng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
Đồng thời, việc triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cũng phải thực hiện theo trọng tâm, trọng điểm, chọn việc, chọn đúng lĩnh vực để việc triển khai mang lại hiệu quả cao.
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, người tiêu dùng có trách nhiệm tố giác và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Việc làm này không phải là đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng, bởi trách nhiệm chính vẫn là của cơ quan chức năng.
“Tuy nhiên, nếu không có sự hợp tác, cộng tác của người dân thì công tác an toàn thực phẩm khó mà kiểm soát được. Vì các cơ quan chức năng không thể giám sát 24/24 giờ được nên cộng đồng phải có trách nhiệm để bảo đảm an toàn thực phẩm”, người đứng đầu Cục ATTP cho hay.
Cũng theo TS Phong, thời gian qua việc người dân tố giác các hoạt động vi phạm an toàn thực phẩm chưa thật sự nhiều, nguyên nhân của vấn đề này là do mối quan hệ họ hàng, tình làng nghĩa xóm hay do nể nang. Tuy nhiên, cần phải thay đổi quan niệm này.
Nhiều người dân còn nể nang khi tham gia tố giác vi phạm về an toàn thực phẩm.
Ảnh: Lê Phương.
Ảnh: Lê Phương.
“Một cuộc điều tra xã hội học do Hội Nông dân và Hội Phụ nữ Trung ương thực hiện vì sao người dân phát hiện thực phẩm bẩn mà không đấu tranh thì có tới gần 85% người dân trả lời là ngại va chạm”, TS Phong thẳng thắn.
Cũng theo ông Phong, một phần rất quan trọng là trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.
Cũng tại buổi tập huấn này, có nhiều câu hỏi đặt ra, nhất là lo ngại vấn đề lạm quyền gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Về vấn đề này, ông Phong cho rằng, giao trách nhiễm không có nghĩa là muốn làm thế nào thì làm. Bởi, nếu lạm dụng quyền hạn gây khó khăn cho người sản xuất, doanh nghiệp đương nhiên sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.
Về phía lãnh đạo Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, việc triển khai Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”, trước mắt sẽ gặp rất nhiều khó khăn cả về nhân lực (cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành tại cơ sở còn rất thiếu, lực lượng rất mỏng) lẫn thời gian thực hiện (thời gian triển khai thí điểm là 1 năm), trong khi tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay rất đáng lo ngại.
Bởi vậy, song song với việc triển khai đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra chuyên ngành cho người được giao nhiệm vụ thanh tra an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo Liên ngành Trung ương về ATVSTP cũng sẽ tổ chức các tổ công tác, hỗ trợ cho các lực lượng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
Đồng thời, việc triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cũng phải thực hiện theo trọng tâm, trọng điểm, chọn việc, chọn đúng lĩnh vực để việc triển khai mang lại hiệu quả cao.
Theo Eva/ khám phá