Chiều 18/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.

Công điện này được xem là đặc thù, lần đầu tiên được áp dụng tại TP trong phòng chống dịch COVID-19.

Mặc dù, hiện tại TP Hà Nội vẫn chưa áp dụng Chỉ thị 15, tuy nhiên, trong thời gian qua, TP đã có những biện pháp siết chặt, nhằm hạn chế sự bùng phát, lây lan dịch trong cộng đồng, như tạm dừng hoạt động thể dục, thể thao tập trung đông người nơi công cộng...

Về bản chất, có thể coi "Công điện 15" là "Chỉ thị 15+" áp dụng tại TP Hà Nội, tuy nhiên có một số nội dung khác được bổ sung, tăng cường thêm các biện pháp trọng tâm mang tính đặc thù khác để đảm bảo phù hợp với thực tiễn của thành phố.

Người dân Hà Nội được phép ra ngoài trong trường hợp nào?-1

Người dân Hà Nội được phép ra ngoài trong trường hợp nào?-2

Cùng với đó, thành phố chỉ đạo dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, chỉ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ dưới đây được phép hoạt động:

1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); 

2. Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...)

3. Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ..., 

4. Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan (công chứng, luật sư, đăng kiểm...)

5. Các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về...

6.  Chợ truyền thống, siêu thị chỉ được bán các mặt hàng thiết yếu...

Hà Nội vẫn tắc đường trong buổi sáng đầu tiên thực hiện Công điện 15

Trong Công điện số 15 của UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan, công sở, các công ty, doanh nghiệp phải xây dựng phương án làm việc 50% trực tuyến, không quá 1/2 số lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, sáng nay 19/7, nhiều tuyến đường thủ đô vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc.

Theo ghi nhận vào sáng cùng ngày tại nhiều tuyến đường như Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Nguyễn Xiển... lượng người đổ ra đường vẫn rất đông, không có khác biệt so với những ngày trước.

Người dân Hà Nội được phép ra ngoài trong trường hợp nào?-3

Đơn cử như tuyến đường Nguyễn Trãi nơi hằng ngày có lưu lượng tham gia giao thông đông đúc thì hôm nay vẫn đông không kém.

Đáng chú ý, tại tuyến đường Nguyễn Xiển có lượng phương tiện tham gia giao thông rất đông. Có lúc xảy ra tình trạng ùn tắc. Lượng người quá đông ngoài đường đương nhiên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong trường hợp có ca mắc trong cộng đồng chưa được phát hiện.

Trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và khó lường, mỗi người dân cần nghiêm túc thực hiện Công điện 15 để chung tay cùng thành phố dập dịch.

Quan trọng và đơn giản nhất, hãy ở yên trong nhà nếu không có việc thực sự cần thiết.

Theo Nhịp Sống Việt