Dân số tăng, ô nhiểm nguồn nước, thổ nhưỡng khô cạn là nguyên nhân khiến người dân đào giếng sâu đến 30m mà vẫn cạn trơ đáy.
Nhưng lượng nước ở giếng công cộng chỉ đủ 30% nhu cầu người dân.
Người dân phải hứng từng dòng nước nhỏ để sử dụng.
Nhưng nước mưa ở đây cũng không thể dùng để ăn, vì nước mưa rất bụi, nhiễm sơn làng nghề.
Người dân thường phải dùng xe cải tiến tự đi mua nước ở những nhà may mắn khoan được mạch nước ngầm.
Người dân thôn 4, xã Chàng Sơn, Thạch Thất cứ 3 ngày mua 1 khối nước giá 50 ngàn, mỗi tháng hết 500 ngàn tiền nước sạch
Vì hoàn cảnh, ở Chàng Sơn sinh ra nghề bán nước và chở nước thuê. Ban đầu, chỉ có những gia đình may mắn khoan được nước đi bán. Nhưng sau, do cung không đủ cầu, người dân những vùng lân cận cũng chở nước đến bán.
Chị em phụ nữ phải hạn chế những nhu cầu tối thiểu nhất như gội đầu để tiết kiệm nước.
Để tiết kiệm, 1 thùng nước được tái sử dụng nhiều lần, đầu tiên là để rửa rau, vo gạo, rồi rửa bát. Nếu nhà có trẻ em, nước ưu tiên được dùng để tắm cho trẻ, rồi lấy nước đấy tưới rau, lau dọn.
Nước qua sử dụng đã vàng ệch nhưng vẫn chưa được đổ đi.
Một thùng nước được sử dụng đi sử dụng lại cho đến khi ngầu bọt.
Nước là tài sản quý gia của mỗi gia đình.
Ở những nhà có đông người, đông trẻ em, nhu cầu sử dụng cao, tiền chi cho nước sạch mỗi tháng lên đến cả triệu đồng. Đối với người dân ngoại thành, nông thôn, đây là một số tiền không hề nhỏ.
Những ngày nắng nóng đang lên đến đỉnh điểm, người dân Chàng Sơn vẫn đang loay hoay trong cơn "khát nước" không biết đến khi nào mới được giải quyết.
Theo Tri Thức Trẻ