Anh Xiaoli, 30 tuổi từng có thời gian làm việc tại Ethiopia. Đầu tháng 9, anh đã tới Bệnh viện gan Mạnh Siêu ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Anh nói rằng trong năm tháng qua, anh thường xuyên thấy những con giun trắng trong phân của mình,. Anh nghi ngờ bản thân đã bị nhiễm ký sinh trùng, nhưng anh không có sự khó chịu và cũng không biết cách điều trị.

Vào thời điểm đó, bác sĩ Meng Lu, phó khoa Truyền nhiễm kết luận rằng Xiaolin có thể đã bị nhiễm ký sinh trùng nhưng chưa thể đánh giá đó là loại nào. Bác sĩ đề nghịầnh Xiaoli nhập viện nhanh chóng và thực hiện cộng hưởng từ não để xác nhận rằng không có ký sinh trùng nào trong não. Sau khi xác nhận không có ký sinh trong não, bác sĩ đã cho anh Xiaoli tẩy giun.

Người đàn ông thải ra sán dây 2.9 mét, loại thực phẩm này nhất định phải lưu ý-1
Sán dây dài 2,9 mét trong cơ thể người đàn ông khiến bác sĩ kinh hãi. 

Sau hơn hai giờ, anh Xiaoli đã thải ra con giun sán dài 2,9 mét. Bác sĩ lấy con giun đi kiểm tra phát hiện đó là sán dây. Bác sĩ kết luận rằng Ethiopia nằm ở khu vực cao nguyên, người dân địa phương thường ăn thịt lợn và thịt bò. Nếu anh Xiaoli ăn phải thịt sống, rất dễ bị nhiễm sán.

Thông thường, tuổi thọ của sán dây có thể đạt 20 đến 30 năm. Bệnh sán trưởng thành ở ruột: người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm.

Bệnh sán dây trưởng thành thường không biểu hiện triêu chứng rõ rệt như gây triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài, đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân. 

Người đàn ông thải ra sán dây 2.9 mét, loại thực phẩm này nhất định phải lưu ý-2

Ăn thịt lợn sống có thể dễ nhiễm sán. (Ảnh minh họa)

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.        

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo  vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn). 

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi

Theo Khám phá