Theo thông tin trên tờ Công lý, cách đây không lâu, người dân một số xã thuộc huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) rộ lên tin đồn, có một người dân thuộc xã Phương Mỹ và một người thuộc xã Hà Linh (huyện Hương Khê) đã bắt được rùa vàng và trở thành tỷ phú.

Đó là thời điểm cuối tháng 6/2014, khi 2 anh em ruột gồm Nguyễn Văn Ng. và Nguyễn Văn L. (ngụ xóm ấp Tiến 1, xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) trong một lần đi rừng tìm mật ong và săn kỳ đà, đã vô tình bắt được một con rùa vàng.

Sau đó họ mang đi bán được gần 1 tỷ đồng.

Không lâu sau, chị Nguyễn L. (ngụ xóm 10, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) nhà gần đồi Hỏi Nác thuộc xã Hà Linh, nửa đêm ra vườn đi vệ sinh cũng bắt được một con rùa vàng và bán được cả chục triệu đồng.

Thông tin trên được gia đình giữ kín nhưng không lâu sau đó bị lộ ra ngoài đến tai những người dân trong vùng.

rùa vàng, săn lùng, kho báu, người dân, Hà Tĩnh, rùa-vàng, săn-lùng, kho-báu, người-dân, Hà-Tĩnh,
Loài rùa vàng quý hiếm đang bị săn lùng.

Cũng theo tìm hiểu trên tờ Công lý thì anh L. có bắt được rùa vàng chỉ nhưng chỉ bán được 350 triệu đồng, chứ không được cả tỷ như lời đồn.

Sau khi bán được rùa vàng, anh L. chia cho anh em trong gia đình, mỗi người 5 triệu đồng, hàng xóm thân thiết mỗi nhà 5, 7 trăm ngàn đồng. Số tiền còn lại thì dùng để trả nợ, mua xe, cho vay và cất gửi…

Điều này đã khiến người dân nơi đây xôn xao và nhiều thanh niên đã lập thành từng nhóm nhỏ vào rừng tìm kiếm cơ may đổi đời.

rùa vàng, săn lùng, kho báu, người dân, Hà Tĩnh, rùa-vàng, săn-lùng, kho-báu, người-dân, Hà-Tĩnh,
Người dân đổ xô săn rùa vàng.

Cũng trong đầu năm nay vào tháng 1/2015, người dân tại một huyện miền núi tỉnh Phú Yên cũng đã bỏ hết công việc đồng áng để đi săn rùa vàng.

Trước đó, một người dân trên địa bàn đã bắt được con rùa vàng là anh Võ Văng Cường ở huyện Sơn Hòa.

Sau khi biết con rùa vàng của gia đình anh Cường được thương lái mua với giá cả trăm triệu đồng, nhiều người dân trong vùng đã khăn gói "đồ nghề" ngược lên Tây Nguyên để săn rùa.

Vì mỗi kg rùa vàng có giá bằng cả chục năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nên nhiều người dân các huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) cứ như bị bỏ bùa mê, rủ nhau “rồng rắn” đi săn rùa vàng, thông tin trên tờ Pháp luật TPHCM.



Rùa vàng có kích thước trung bình và nhỏ, lớn thì hơn 1kg, còn nhỏ thì khoảng 0,4kg; mai rùa có họa tiết rõ, đẹp, dưới bụng có những đường sọc vàng, không loang lổ như một số loại rùa khác. Ảnh: PLO

Sở dĩ rùa vàng có giá trị khủng như vậy vì nó được xem là loại dược liệu rất quý hiếm.

Thịt rùa vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích âm dưỡng huyết, được dùng để chữa các chứng cốt chưng lao nhiệt (đau nóng trong xương, suy nhược cơ thể do âm hư), đau nhức các khớp, ho lâu ngày, khái huyết, trĩ xuất huyết...

Mật rùa vị mặn, tính lạnh, dùng để chữa sưng nề mắt sau khi bị bệnh đậu, kinh nguyệt không thông. Tinh trùng rùa dùng để trị điếc tai.

Bộ phận quý nhất là yếm rùa, còn gọi là quy bản hay quy giáp, vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng tư âm tiềm dương, bổ thận kiện cốt, được dùng để chữa các chứng thận âm bất túc, âm hư phong động (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do âm hư)...

Theo Phó Chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam - GS.TS Mai Đình Yên

Rùa vàng có tên khoa học là Cuora trifasciata, kích thước trung bình, mai hơi dẹp, trên mai có 3 gờ nổi rõ (1 gờ chính giữa và 2 gờ hai bên), có 3 vạch màu xám đen chạy dọc 3 gờ, bờ mai sau không có rèm răng cưa. Rùa vàng thường sống ở các nơi có độ cao 500-1000m so với mặt biển và ăn thức ăn thực vật, sâu bọ, xác động vật chết. Có thể gặp rùa vàng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai. Rùa vàng ngoài giá trị thẩm mỹ còn là dược liệu quý hiếm.



Theo Soha