Theo quan niệm của người dân tộc Dao Đỏ ở thôn Gốc Mít, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), khi con người từ 49 tuổi trở lên hay đau ốm, hồn vía bị vơi đi, cầu mệnh dần bị mục, do đó con cháu thường làm lễ mừng thọ cho họ. Lễ mừng thọ thường được tổ chức vào ngày sinh nhật của người được mừng thọ.
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Dao quan niệm trong vũ trụ tồn tại cõi âm và cõi dương. Bản thân con người luôn tồn tại phần xác và phần hồn, người Dao gọi vía là chỉu vần, đàn ông có 7 chỉu vần, đàn bà có 9 chỉu vần. Theo tâm thức, sở dĩ con người sống được là do hồn vía, hào quang ánh sáng, lục mạch hội tụ đủ trong người.
Để chuẩn bị cho lễ mừng thọ, một đàn cúng lễ được dựng trước sân nhà gồm: Cầu giải hạn, một thủ lợn, một con gà sống, một con gà luộc chín, một khổ thịt lợn, hai chai rượu nếp, 5 chén rượu, 7 cây đèn, gạo thắp hương, một giá gỗ 3 cấp để lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Thông thường vào 6 giờ sáng, thầy cúng bắt đầu hành lễ. Lễ mừng thọ gồm hai thầy cúng là thầy gốc và thầy ngọn, trong đó thầy gốc là chính. Trước tiên thầy trình báo lên tổ tiên, các vị thần về lý do buổi lễ, sau đó một người trong gia đình đi lên rót rượu, thắp hương vái lạy. Hành động này kết thúc việc trình báo, đã mời được tổ tiên về chứng giám cho buổi lễ.
Trước tiên là lễ giải hạn, thầy gốc đọc những lời cúng, lời hát. Những lời ca đều mang nghĩa tập hợp binh mã, chép lễ và hành trình dâng lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Sau khi nhận được lời tấu của thầy cúng, Ngọc Hoàng đã đồng ý xuống hạ giới để cùng với tổ tiên gia chủ chứng giám nghi lễ giải hạn, mừng thọ cho người được giải hạn.
Người được giải hạn ngồi ở vị trí trung tâm của buổi lễ để tụ hợp lại hồn vía. Thầy cúng cùng với quan binh, hòa mã tụ hợp lại hồn vía của người được giải hạn, mừng thọ. Sau khi kết thúc nghi lễ giải hạn, thầy cúng tiếp tục làm lễ mừng thọ với nghi thức rước đèn nhằm nâng cao hào quang, ánh sáng, lục mạch của người được giải hạn và mừng thọ lên cao, tránh xa tà quái, để sống lâu, sống khỏe, sống trường thọ.
Kết thúc lễ mừng thọ, mọi người cùng nhau đi qua cầu giải hạn để được Ngọc Hoàng ban cho sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thầy cúng tiến hành làm lễ cho người được giải hạn. Ảnh: S.N
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Dao quan niệm trong vũ trụ tồn tại cõi âm và cõi dương. Bản thân con người luôn tồn tại phần xác và phần hồn, người Dao gọi vía là chỉu vần, đàn ông có 7 chỉu vần, đàn bà có 9 chỉu vần. Theo tâm thức, sở dĩ con người sống được là do hồn vía, hào quang ánh sáng, lục mạch hội tụ đủ trong người.
Để chuẩn bị cho lễ mừng thọ, một đàn cúng lễ được dựng trước sân nhà gồm: Cầu giải hạn, một thủ lợn, một con gà sống, một con gà luộc chín, một khổ thịt lợn, hai chai rượu nếp, 5 chén rượu, 7 cây đèn, gạo thắp hương, một giá gỗ 3 cấp để lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Thông thường vào 6 giờ sáng, thầy cúng bắt đầu hành lễ. Lễ mừng thọ gồm hai thầy cúng là thầy gốc và thầy ngọn, trong đó thầy gốc là chính. Trước tiên thầy trình báo lên tổ tiên, các vị thần về lý do buổi lễ, sau đó một người trong gia đình đi lên rót rượu, thắp hương vái lạy. Hành động này kết thúc việc trình báo, đã mời được tổ tiên về chứng giám cho buổi lễ.
Trước tiên là lễ giải hạn, thầy gốc đọc những lời cúng, lời hát. Những lời ca đều mang nghĩa tập hợp binh mã, chép lễ và hành trình dâng lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Sau khi nhận được lời tấu của thầy cúng, Ngọc Hoàng đã đồng ý xuống hạ giới để cùng với tổ tiên gia chủ chứng giám nghi lễ giải hạn, mừng thọ cho người được giải hạn.
Người được giải hạn ngồi ở vị trí trung tâm của buổi lễ để tụ hợp lại hồn vía. Thầy cúng cùng với quan binh, hòa mã tụ hợp lại hồn vía của người được giải hạn, mừng thọ. Sau khi kết thúc nghi lễ giải hạn, thầy cúng tiếp tục làm lễ mừng thọ với nghi thức rước đèn nhằm nâng cao hào quang, ánh sáng, lục mạch của người được giải hạn và mừng thọ lên cao, tránh xa tà quái, để sống lâu, sống khỏe, sống trường thọ.
Kết thúc lễ mừng thọ, mọi người cùng nhau đi qua cầu giải hạn để được Ngọc Hoàng ban cho sức khỏe, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo Dân Việt