Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hôm nay Hà Nội nắng nóng
gay gắt với nhiệt độ cao nhất lên tới 39 độ C, thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C là từ
10-18h. Tuy nhiên, khu vực đường nhựa, ít cây xanh, hơi nóng từ mặt đường bốc lên
có thể lên cao hơn nhiều. Trong ảnh, hầu hết người đi đường đều phải bịt kín khi ra
ngoài đường.
Theo ghi nhận của phóng viện, 11h30 trưa nay, nắng nóng, mặt đường như "chảo lửa"
nhưng nhiều lao động vẫn miệt mài mưu sinh mưu sinh, mồ hôi ướt đẫm trên áo.
Anh Nguyễn Văn Hưng (quê Nam Định) đang gồng mình kéo gạch giữa trưa nắng.
Mồ hôi ướt đẫm, anh cho biết: "Dù nắng hay mưa thì vẫn phải làm việc. Mỗi chuyến tôi
được 15.000 đồng, một ngày làm việc cật lực trong nắng nóng cũng chỉ được 200.000 đồng".
Những người lao động trên đường phố Hà Nội hầu hết không được trang bị đồ tránh nắng,
họ chỉ đội một chiếc mũ, nón trên đầu để che nắng.
Anh Trần Văn Kháng (quê Thái Bình) cho biết phải làm việc dù giữa trưa để kịp tiến độ
công trình. "Nắng nóng, tôi cởi cả áo ra làm việc, nắng chiếu thẳng vào người bỏng rát,
cộng thêm hơi nóng từ mặt đường, cảm tưởng như sắp "bốc hỏa" đến nơi nhưng vì cuộc sống, đành chấp nhận thôi", anh nói.
12h30, người công nhân dọn vệ sinh đổ mồ hôi trên dường, đôi mắt đỏ hoe trong
nắng nóng.
Mồ hôi nhễ nhại, căng mình đẩy xe rác trong ngõ hẹp.
Những công nhân hàn xì trên đường Đê La Thành này phải làm việc trong hơi nóng
từ mỏ hàn và nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C.
Khổ nhất vẫn là những người làm việc sát mặt đường. Anh Nguyễn Văn Phương
cho biết, phải mang khung sắt đến cho khách, cắt, hàn... cho đúng kích cỡ biển hiệu.
Nắng nóng rất khó chịu, làm một lúc lại phải chạy vào nghỉ một lúc.
Một người lao động tỏ ra mệt mỏi sau những giờ làm việc dưới cái nóng bỏng rát.
Những ngày này, những phụ nữ làm nghề thu mua phế liệu phải "đánh vật" với trời.
Những người phụ nữ bán hàng dạo trên đường phố tỏ ra mệt mỏi. Nắng như đổ lửa,
họ vẫn phải cuốc bộ qua các con phố để mưu sinh.
Những người chuyển đồ ăn nhanh cho khách vào giữa trưa phải đi rất vội để kịp đưa
đồ ăn cho khách giữa trưa hè bỏng rát.
gay gắt với nhiệt độ cao nhất lên tới 39 độ C, thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C là từ
10-18h. Tuy nhiên, khu vực đường nhựa, ít cây xanh, hơi nóng từ mặt đường bốc lên
có thể lên cao hơn nhiều. Trong ảnh, hầu hết người đi đường đều phải bịt kín khi ra
ngoài đường.
Theo ghi nhận của phóng viện, 11h30 trưa nay, nắng nóng, mặt đường như "chảo lửa"
nhưng nhiều lao động vẫn miệt mài mưu sinh mưu sinh, mồ hôi ướt đẫm trên áo.
Anh Nguyễn Văn Hưng (quê Nam Định) đang gồng mình kéo gạch giữa trưa nắng.
Mồ hôi ướt đẫm, anh cho biết: "Dù nắng hay mưa thì vẫn phải làm việc. Mỗi chuyến tôi
được 15.000 đồng, một ngày làm việc cật lực trong nắng nóng cũng chỉ được 200.000 đồng".
Những người lao động trên đường phố Hà Nội hầu hết không được trang bị đồ tránh nắng,
họ chỉ đội một chiếc mũ, nón trên đầu để che nắng.
Anh Trần Văn Kháng (quê Thái Bình) cho biết phải làm việc dù giữa trưa để kịp tiến độ
công trình. "Nắng nóng, tôi cởi cả áo ra làm việc, nắng chiếu thẳng vào người bỏng rát,
cộng thêm hơi nóng từ mặt đường, cảm tưởng như sắp "bốc hỏa" đến nơi nhưng vì cuộc sống, đành chấp nhận thôi", anh nói.
12h30, người công nhân dọn vệ sinh đổ mồ hôi trên dường, đôi mắt đỏ hoe trong
nắng nóng.
Mồ hôi nhễ nhại, căng mình đẩy xe rác trong ngõ hẹp.
Những công nhân hàn xì trên đường Đê La Thành này phải làm việc trong hơi nóng
từ mỏ hàn và nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C.
Khổ nhất vẫn là những người làm việc sát mặt đường. Anh Nguyễn Văn Phương
cho biết, phải mang khung sắt đến cho khách, cắt, hàn... cho đúng kích cỡ biển hiệu.
Nắng nóng rất khó chịu, làm một lúc lại phải chạy vào nghỉ một lúc.
Một người lao động tỏ ra mệt mỏi sau những giờ làm việc dưới cái nóng bỏng rát.
Những ngày này, những phụ nữ làm nghề thu mua phế liệu phải "đánh vật" với trời.
Những người phụ nữ bán hàng dạo trên đường phố tỏ ra mệt mỏi. Nắng như đổ lửa,
họ vẫn phải cuốc bộ qua các con phố để mưu sinh.
Những người chuyển đồ ăn nhanh cho khách vào giữa trưa phải đi rất vội để kịp đưa
đồ ăn cho khách giữa trưa hè bỏng rát.
Theo Dân Việt