Sau một tuần ra mắt, cho đến thời điểm hiện tại, MV Bánh Trôi Nước của Hoàng Thùy Linh vẫn giữ được độ nóng và thu hút được sự quan tâm của khán giả. Không chỉ gây chú ý bằng khung cảnh hữu tình huyền ảo, MV Bánh Trôi Nước còn đặc biệt được yêu thích bởi âm nhạc cực chất và những tạo hình độc đáo của Hoàng Thùy Linh. MV đã đạt được 2 triệu view và đây là một trong số ít những MV nhận được phản hồi cũng như đóng góp của người xem nhiều đến vậy.
Bằng dịch chuyển dịch từ lời thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, MV Bánh Trôi Nước của Hoàng Thùy Linh có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, điều này hoàn toàn phù hợp với cái tên tiếng anh của ca khúc Woman (Phụ nữ). Những hình ảnh đan xen, lồng ghép theo một mạch cảm xúc và sự việc tạo nên tính nghệ thuật và đầy chất thơ.
Qua những hình ảnh và cách diễn tả ẩn dụ, Hoàng Thùy Linh đã khắc họa rõ nét hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với đức hi sinh, lòng bao dung, nét đẹp trong tâm hồn và cả sự đấu tranh mãnh liệt cho số phận.
Mở đầu MV là hình ảnh nữ ca sĩ ngồi dưới mái đình khoan thai nhàn nhã tượng trưng
cho người phụ nữ xưa xinh đẹp, đằm thắm và an phận.
Nhưng người phụ nữ đẹp đó đang phải chịu đựng sự gò bó, những bước đi quẩn quanh
là sự bức bối và giam cầm của vòng luân hồi số phận.
Mang trong mình vẻ đẹp tinh tế, tao nhã nhưng cuộc sống và nội tâm bị kìm kẹp,
người phụ nữ lạc lối và không tìm được lối thoát cho bản thân mình. Đây không chỉ
là hình ảnh của cá nhân ai mà là số phận chung của nhiều cô gái luôn
sống trong cảnh áp đặt thời xã hội phong kiến.
Không gian khoáng đạt, rộng lớn khi con người giao thoa với thiên nhiên và tìm thấy
lối đi cho bản thân và đổi mới trong tư tưởng.
'Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn', những động tác múa vươn lên thể hiện sức sống
mãnh liệt của người phụ nữ, đã có những khổ đau nhưng họ vẫn tỏa hương, đẹp rạng
ngời như những đóa sen thanh khiết.
Tiết tấu nhạc dồn dập và hình ảnh đan xen là chuỗi khổ ải đấu tranh theo năm tháng,
bước đi mạnh mẽ khí khái và quyền lực.
Những nét bút thong thả và thư thái là sự tự do khi đã quyết định được số phận của
bản thân mình. Những cánh bướm cuối MV như một niềm hi vọng và sự vươn lên
của người phụ nữ trong xã hội xưa và ngay cả trong thời hiện tại.
Bằng dịch chuyển dịch từ lời thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, MV Bánh Trôi Nước của Hoàng Thùy Linh có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, điều này hoàn toàn phù hợp với cái tên tiếng anh của ca khúc Woman (Phụ nữ). Những hình ảnh đan xen, lồng ghép theo một mạch cảm xúc và sự việc tạo nên tính nghệ thuật và đầy chất thơ.
Qua những hình ảnh và cách diễn tả ẩn dụ, Hoàng Thùy Linh đã khắc họa rõ nét hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với đức hi sinh, lòng bao dung, nét đẹp trong tâm hồn và cả sự đấu tranh mãnh liệt cho số phận.
Mở đầu MV là hình ảnh nữ ca sĩ ngồi dưới mái đình khoan thai nhàn nhã tượng trưng
cho người phụ nữ xưa xinh đẹp, đằm thắm và an phận.
Nhưng người phụ nữ đẹp đó đang phải chịu đựng sự gò bó, những bước đi quẩn quanh
là sự bức bối và giam cầm của vòng luân hồi số phận.
Mang trong mình vẻ đẹp tinh tế, tao nhã nhưng cuộc sống và nội tâm bị kìm kẹp,
người phụ nữ lạc lối và không tìm được lối thoát cho bản thân mình. Đây không chỉ
là hình ảnh của cá nhân ai mà là số phận chung của nhiều cô gái luôn
sống trong cảnh áp đặt thời xã hội phong kiến.
Không gian khoáng đạt, rộng lớn khi con người giao thoa với thiên nhiên và tìm thấy
lối đi cho bản thân và đổi mới trong tư tưởng.
'Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn', những động tác múa vươn lên thể hiện sức sống
mãnh liệt của người phụ nữ, đã có những khổ đau nhưng họ vẫn tỏa hương, đẹp rạng
ngời như những đóa sen thanh khiết.
Tiết tấu nhạc dồn dập và hình ảnh đan xen là chuỗi khổ ải đấu tranh theo năm tháng,
bước đi mạnh mẽ khí khái và quyền lực.
bản thân mình. Những cánh bướm cuối MV như một niềm hi vọng và sự vươn lên
của người phụ nữ trong xã hội xưa và ngay cả trong thời hiện tại.
KH
Theo Vietnamnet