Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung

Nhiều người trẻ ở Hà Nội chi 6 - 7 triệu đồng cho khóa học cưỡi ngựa, bắn cung, để rèn luyện sức khỏe và thử sức trải nghiệm mới.

Một năm trước, anh Phạm Văn Phúc, 34 tuổi, thành lập câu lạc bộ cưỡi ngựa, bắn cung, hay còn gọi là kỵ xạ, dưới chân cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Trước đây anh làm công nghệ thông tin, sau đăng ký tham gia câu lạc bộ ngựa ở Hoài Đức. Nhiều năm theo đuổi bộ môn này, anh chuyển hướng dạy cưỡi ngựa, bắn cung.

Sau hai tháng mở khóa đào tạo chuyên nghiệp, câu lạc bộ kỵ xạ Việt Nam hiện có 10 học viên với nhiều độ tuổi. Trong đó, nữ chiếm khoảng 70%, từ 6 - 20 tuổi.

Chi phí mỗi khóa học từ 6 - 7 triệu đồng tùy cấp độ cơ bản đến nâng cao.

Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung-1Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung-2

Anh Phúc cho biết, vì học cưỡi ngựa, bắn cung phải thả hai tay, nên yêu cầu tương tác giữa học viên và ngựa rất cao. Bởi con ngựa có thể chồm lên, hoặc sẽ chạy tự do không đúng hướng. 

Ngoài ra, học viên còn phải học kỹ năng cung thuật, lắp tên và ngắm bắn trên lưng ngựa chỉ trong 1 - 2 giây. 

"Người chơi phải biết điều khiển cơ thể linh hoạt, giữ thăng bằng khi thả dây cương, chọn chính xác thời điểm giương cung và nhắm bắn thật nhanh, chính xác", anh Phúc nói. 

Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung-3

Khác với nhiều câu lạc bộ dạy cưỡi ngựa theo phong cách phương Tây, anh Phúc mong muốn phục dựng kỵ xạ cổ. Theo đó, người chơi sẽ mặc các trang phục của thời Lý - Trần - Lê và học cách dùng cung cổ.

Đây là loại cung không có trợ lực hay ống ngắm chuyên nghiệp, đòi hỏi người chơi biết cách điều khiển mũi tên trước khi bắn trong khi ngựa phi nước đại.

Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung-4
Đỗ Thị Mỹ Hạnh (áo hồng, 20 tuổi, quận Bắc Từ Liêm), biết đến câu lạc bộ thông qua một người quen. Trải nghiệm cưỡi ngựa, bắn cung hai tháng, Hạnh nói cảm thấy hứng thú vì đây là bộ môn mới và trông "rất ngầu".

Nữ sinh viên thừa nhận khó nhất là điều chỉnh các cơ hông, vai theo bước ngựa chạy. Sau một lần bị ngã ngựa, Hạnh không vội từ bỏ, khẳng định "học cưỡi ngựa mà chưa từng bị ngã là chưa thể tốt nghiệp".

"Tôi được học kỹ năng bảo hộ nên khi ngã không vấn đề gì", Hạnh nhớ lại.

Nguyễn Thanh Lam (áo đỏ, 20 tuổi, quận Bắc Từ Liêm) tham gia câu lạc bộ từ tháng 4, để rèn luyện sức khỏe, rời xa các thiết bị điện tử.

Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung-5

Hiểu tâm lý học viên sợ bị ngựa... đá, anh Phúc cùng các cộng sự liên tục huấn luyện 4 con ngựa nhập ngoại mỗi ngày, để chúng quen bài tập và nghe theo điều lệnh. 

Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung-6Người trẻ Hà Nội chi tiền triệu mặc cổ phục, học cưỡi ngựa, bắn cung-7
Khóa học cơ bản gồm 12 buổi, mỗi buổi kéo dài một tiếng, gồm các nội dung: Học cưỡi ngựa và bắn cung trên mặt đất. 

Để hoàn thiện kỹ năng, khóa 2 - 3 giúp người học tương tác chuyên sâu để hiểu tâm lý ngựa, từ đó có thể cưỡi ngựa ở nhiều môi trường khác nhau. Để thuần thục như một kỵ sĩ, người học cần khóa nâng cao. 

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/doi-song/nguoi-tre-ha-noi-chi-tien-trieu-mac-co-phuc-hoc-cuoi-ngua-ban-cung-20230612110941565.htm?fbclid=IwAR2dgKuPpOgDktf2-HEYd2UN3tIP2jQ0PfMZC0AEyMgmTfAMaXhqkI_fY3w

cưỡi ngựa

Tin tức mới nhất