Từng có trong tay mấy chục tỉ rồi bây giờ tay trắng làm lại từ đầu, đi ở nhà thuê và mở quán ăn.
Từng có hàng trăm mối tình nhưng rồi kẻ ở lại cũng chỉ có người vợ hiền lành, chịu đựng và luôn thứ tha. Đó là cuộc sống của nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín khi đã bước qua tuổi lục tuần.
Đã có một vài bài báo viết về vợ của nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín, nữ ca sĩ Bích Trâm, người phụ nữ thầm lặng luôn sát cánh cùng Nguyễn Chánh Tín trong vinh quang lẫn hoạn nạn.
Còn đây là những điều ông kể về vợ mình, từ những ngày họ thậm chí còn không ưa nhau đến khi đã về ở chung một nhà hơn 40 năm...
"Thương thì thương mà rủ đi chỗ vắng là không bao giờ đi"
Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín và ca sĩ Bích Trâm đều từng học trường Luật. Ngày ấy, ai muốn vào học trường đại học Luật chỉ cần đăng ký ghi danh rồi mua cua (sách vở, tài liệu) để học chứ không thi cử như các trường khác.
Nguyễn Chánh Tín bảo "năm nào cũng mua đầy đủ hết trơn mà học hoài, thi hoài không đậu. Mang danh học trường luật mà 4 năm đều học năm nhất. Nhưng tụi tôi nằm trong ban chấp hành trường Luật đó nha".
Nói rồi ông cười bảo lý do của cái sự tích học mãi, thi mãi không đỗ ấy là vì cả hai đều bận đi hát, đi đóng phim miết.
Vợ chồng nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín - Bích Trâm lúc trẻ.
Thưa chú, trường luật là nơi cô chú gặp nhau và nên duyên, hẳn là chú còn nhớ kỷ niệm về những năm tháng ấy?
Đúng vậy. Ngày ấy tôi chuyên hát nhạc Việt còn Bích Trâm chuyên hát nhạc Pháp. Lúc mới vô trường là hai đứa đều đã nổi tiếng cả nên đụng nhau hoài.
Năm 1965 Bích Trâm đã giành giải Nữ ca sĩ dễ thương nhất của Đại hội nhạc trẻ trường Kỳ Nam Lộc mà. Còn tôi thì tên tuổi cũng đang hot lắm.
Trường hễ có chương trình văn nghệ nào đều có hai đứa biểu diễn hết. Dù chúng tôi cùng ở trong ban chấp hành nhưng không ưa nhau, kênh nhau lắm, không nói chuyện.
Tại sao ạ?
Vì tôi là dân trường Việt. Tôi học trường Mạc Đĩnh Chi. Còn Bích Trâm là dân trường Pháp. Mấy người trường tây coi thường dân trường Việt dữ lắm. Họ nói tiếng tây không. Mình thì dốt. Không bằng lòng cái gì là họ nói tiếng tây với nhau.
Vậy rồi làm thế nào mà hai người lại nảy sinh tình cảm được thưa chú?
Đó là nhờ một cái lễ tang của anh tổng thư ký ban chấp hành luật của trường. Anh ấy bị bắn chết vì hoạt động cách mạng gì đó. Mình thì chỉ biết văn nghệ thôi nên cũng không tìm hiểu làm gì.
Nhưng vì đều ở trong ban chấp hành nên phải đi. Đám tang anh ấy tổ chức tuốt nuốt bên Nhà Bè, vùng sâu vùng xa.
Nhà Bích Trâm thì giàu, đi đâu cũng đi xe hơi. Bà ấy là con của quân trấn chưởng thành phố Sài Gòn Gia Định. Nhà tôi thì nghèo. Tôi đi Honda. Mà chỉ chiếc honda đó mới chạy được vô đường đê còn xe hơi đâu có vô được. Nên Bích Trâm buộc phải nhờ tôi chở vô.
Các thành viên ban chấp hành cũng phụ bưng bê, tiếp quan chức nọ kia... tới khuya mới về. Hồi đó, nhà chỉ cho đi tới 9, 10h tối thôi mà lúc đó 10h mấy, 11h khuya rồi nên bà ấy sợ cha mẹ rầy.
Mà không hiểu sao xe không vô rước thế là Bích Trâm lại quá giang tôi chở ra.
Trời mưa, đường trơn nên hai đứa lọt mương. Khi nói chuyện với nhau thì thấy cô ấy cũng hiền chứ không phách lối gì, chẳng qua cô ấy là dân trường tây thôi.
Rồi cô ấy nói cũng quý tôi lắm... vậy là chúng tôi quen nhau. Cứ trưa rảnh lại rủ nhau ra đầu trường ăn bò bía, uống nước dừa...
Sau vỡ nợ, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín mở nhà hàng CT ở số 7 đường
Trương Quyền, quận 3, TPHCM.
Và khi nào thì chú tỏ tình với cô?
Tôi không nhớ nữa. Chỉ biết là cũng phải cả năm hơn mới dám nói với nhau đó. Hồi xưa nhát lắm. Cách tỏ tình ngày xưa kín đáo lắm chứ không như bây giờ. Có khi quý nhau thương nhau đi sau lưng nhau mấy năm trời mà không dám tỏ tình.
Hồi học trung học phổ thông, tôi cũng thương cô này cô kia, đi sau lưng người ta gần 3 năm trời mà không dám nói.
Sáng đi học là cô ấy đi phía trước mình đi phía sau. Gần tới trường mình ráng đi vượt qua để nhìn mặt cái rồi đi vô, không dám nói chuyện giống bây giờ.
Sợ mình nói chuyện với người ta mà người ta không chịu thì quê (xấu hổ, ngượng). Mà ngay cô ấy cũng không biết là tôi thích cô ấy từ nhỏ, đến khi già mới biết. Cô ấy bảo, trời ơi, hồi đó sao anh không nói. Thì ra cô ấy cũng thích tôi.
Hồi xưa phong kiến lắm, không dám nắm tay nữa kìa. Trong lòng cũng thương người ta lắm nhưng nếu ôm là bị chửi, táng bạt tai ngay.
Thương thì thương nhưng sỗ sàng là không được. Rủ nhau đi chỗ vắng là không bao giờ đi. Tình yêu ngày đó không như bây giờ đâu.
Quen nhau từ năm 1971 đến năm 1973 mới xin gia đình hai bên cho làm đám cưới.
"Tôi yêu sự chịu đựng và tha thứ của vợ"
Sống với nhau hơn 40 năm, chú yêu vợ mình nhất ở điểm gì?
Có nhiều khi mình yêu mà mình không biết yêu ở điểm gì. Cái chính là ở tâm hồn còn thể xác thì xin lỗi, ai cũng như nhau.
Tôi yêu sự chịu đựng và tha thứ của bà ấy. Là sự chịu đựng và tha thứ. Chịu đựng là một và sau đó là tha thứ. Vì nếu chịu đựng quá sức thì nó sẽ trở thành kẻ thù, mối thù.
Một người đàn bà bình thường, ai đâu mà chịu nổi chuyện chồng mình quen cả trăm người. Con đào của mình còn chịu không nổi chứ đừng nói con vợ.
Vợ chồng ông thậm chí từng phải đi hát phòng trà để có tiền trang trải cuộc sống.
Đó có thể được xem là bí quyết làm vợ một người nổi tiếng không thưa chú?
Theo tôi, phải do tính cách của người phụ nữ đó bao la nhân ái. Trời sinh bà ấy đã có tính ấy chứ nếu không thì chắc giờ này hai vợ chồng tôi giãn nhau từ lâu lắm rồi.
Chú có cho rằng, việc cô chịu đựng và tha thứ cho chú sau hàng trăm cuộc tình ấy có một phần là do ảnh hưởng tư tưởng lễ giáo phong kiến - đàn ông được tam thê bảy thiếp, còn người phụ nữ thì phải biết tòng phu, tòng tử?
Cái đó có một phần. Nó là cả một quá trình, quan trọng là tính tình bà ấy vốn dĩ đã lành rồi. Thứ hai nữa là do sự giáo dục của gia đình, chủ yếu là ở bà mẹ, bà mẹ vợ tôi giáo dục con rất tốt. Thứ ba là sự hiểu biết của Bích Trâm nữa.
Thực ra, con cái mình có dạy tốt đến mấy mà tính tình nó không lành thì hư vẫn hư. Có được một người vợ như Bích Trâm là tôi hên. Hay không bằng hên mà.
Cuộc sống hiện tại của vợ chồng cô chú như thế nào ạ? Có được vui vẻ như lúc giàu sang không?
Tôi luôn nghĩ cuộc đời rất trong sáng. Mình sống thì vui chơi với cuộc sống. Tôi đã từng nắm trong tay mấy chục tỉ nhưng bây giờ không còn đồng bạc nào hết. Nên cứ nghĩ là, cuộc sống của mình giống như cái ngày chưa có mấy chục tỉ trong tay thôi.
Coi như bắt đầu lại và thấy vui vẻ. Tôi thấy cuộc sống hiện tại vui hơn những lúc có tiền nhiều.
Khi nổi tiếng, giàu có tôi không bỏ vợ thì lúc thất thế bà ấy cũng cần tôn trọng tôi chứ
Xã hội bây giờ khá thực dụng. Nhiều người phụ nữ trọng đồng tiền hơn tình cảm. Nhưng cô lúc nào cũng đi bên chú. Ngay cả lúc chú có hàng trăm mối tình cô cũng không bỏ và khi chú gần như chẳng còn gì, cô vẫn luôn sát cánh cùng?
Thực ra cái đó là do đôi bên. Vì khi có tiền, tôi hoàn toàn có thể bỏ vợ, tôi nổi tiếng hơn nhiều lại có biết bao nhiêu người theo, nhưng tôi vẫn giữ gia đình. Thì ngược lại Bích Trâm cũng phải tôn trọng tôi chứ.
Người cầm đầu tàu trong gia đình là tôi không phải Bích Trâm. Lúc đó tôi đẹp lại nổi tiếng. Tôi đi Tây đi Mỹ khắp nơi. Tôi quen cả trăm người, cả ngàn người họ đẹp hơn Bích Trâm nhưng tôi đâu có bỏ vợ. Thì ngược lại Bích Trâm cũng phải tôn trọng tôi điều đó chứ.
Nếu có một người đối xử với con như vậy con sẽ đối xử với người ta như thế nào? Ăn thua là do tôi giữ chứ không phải do Bích Trâm giữ.
Nguyễn Chánh Tín bảo, thực đơn của quán đều do vợ đảm đương.
Nhưng dù sao thì chú cũng từng yêu rất nhiều người. Đối với một người vợ, chuyện chồng mình trăng hoa bên ngoài rồi quay về đâu có nghĩa là chung thủy ạ?
Tôi đâu phải thần tiên thánh thần gì đâu. Nhưng tôi vẫn vượt qua được hết để về nhà với vợ vì tôi nghĩ rằng gia đình là cái nôi. Đa số những người để gia đình tan nát con cái đều rất khổ.
Trong gia đình tôi, ba ruột của tôi và ba ruột của Bích Trâm từng xảy ra điều đó. Nói chính xác thì cả tôi và vợ đều là nạn nhân của chuyện bố có nhiều vợ. Tôi thấm thía điều đó nên không bỏ vợ.
Mấy đứa con trong nhà đâu có trọng ba nó. Tôi không muốn vì chút vui của đời mình mà ảnh hưởng đến con cái. Để tụi nó không cha không mẹ. Mất mát đó tiền bạc không đền bù được.
Mỗi lúc nghĩ tới người khác tôi lại nghĩ ngược lại thời xưa mình cũng từng đau khổ vì ông già mình có vợ bé. Gia đình, anh em thù hằn dữ lắm.
Còn về phía cô Bích Trâm?
Bà ấy cũng suy nghĩ vậy thôi. Bà ấy còn bị nặng hơn tôi. Ông già bà ấy bốn vợ, 8 vợ, dòng này uýnh dòng kia, tới già luôn, không ai ưa ai hết trơn.
Đó là duyên cớ để cả hai vợ chồng giữ gìn với nhau. Tôi cũng sống đàng hoàng. Cho tới giờ phút này có thể tôi có hàng trăm mối tình nhưng không có con rơi con rớt ở đâu. Thì đương nhiên bà ấy cũng phải kính trọng tôi chứ.
Cám ơn chú đã chia sẻ ạ!
Từng có hàng trăm mối tình nhưng rồi kẻ ở lại cũng chỉ có người vợ hiền lành, chịu đựng và luôn thứ tha. Đó là cuộc sống của nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín khi đã bước qua tuổi lục tuần.
Đã có một vài bài báo viết về vợ của nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín, nữ ca sĩ Bích Trâm, người phụ nữ thầm lặng luôn sát cánh cùng Nguyễn Chánh Tín trong vinh quang lẫn hoạn nạn.
Còn đây là những điều ông kể về vợ mình, từ những ngày họ thậm chí còn không ưa nhau đến khi đã về ở chung một nhà hơn 40 năm...
"Thương thì thương mà rủ đi chỗ vắng là không bao giờ đi"
Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín và ca sĩ Bích Trâm đều từng học trường Luật. Ngày ấy, ai muốn vào học trường đại học Luật chỉ cần đăng ký ghi danh rồi mua cua (sách vở, tài liệu) để học chứ không thi cử như các trường khác.
Nguyễn Chánh Tín bảo "năm nào cũng mua đầy đủ hết trơn mà học hoài, thi hoài không đậu. Mang danh học trường luật mà 4 năm đều học năm nhất. Nhưng tụi tôi nằm trong ban chấp hành trường Luật đó nha".
Nói rồi ông cười bảo lý do của cái sự tích học mãi, thi mãi không đỗ ấy là vì cả hai đều bận đi hát, đi đóng phim miết.
Vợ chồng nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín - Bích Trâm lúc trẻ.
Thưa chú, trường luật là nơi cô chú gặp nhau và nên duyên, hẳn là chú còn nhớ kỷ niệm về những năm tháng ấy?
Đúng vậy. Ngày ấy tôi chuyên hát nhạc Việt còn Bích Trâm chuyên hát nhạc Pháp. Lúc mới vô trường là hai đứa đều đã nổi tiếng cả nên đụng nhau hoài.
Năm 1965 Bích Trâm đã giành giải Nữ ca sĩ dễ thương nhất của Đại hội nhạc trẻ trường Kỳ Nam Lộc mà. Còn tôi thì tên tuổi cũng đang hot lắm.
Trường hễ có chương trình văn nghệ nào đều có hai đứa biểu diễn hết. Dù chúng tôi cùng ở trong ban chấp hành nhưng không ưa nhau, kênh nhau lắm, không nói chuyện.
Tại sao ạ?
Vì tôi là dân trường Việt. Tôi học trường Mạc Đĩnh Chi. Còn Bích Trâm là dân trường Pháp. Mấy người trường tây coi thường dân trường Việt dữ lắm. Họ nói tiếng tây không. Mình thì dốt. Không bằng lòng cái gì là họ nói tiếng tây với nhau.
Vậy rồi làm thế nào mà hai người lại nảy sinh tình cảm được thưa chú?
Đó là nhờ một cái lễ tang của anh tổng thư ký ban chấp hành luật của trường. Anh ấy bị bắn chết vì hoạt động cách mạng gì đó. Mình thì chỉ biết văn nghệ thôi nên cũng không tìm hiểu làm gì.
Nhưng vì đều ở trong ban chấp hành nên phải đi. Đám tang anh ấy tổ chức tuốt nuốt bên Nhà Bè, vùng sâu vùng xa.
Nhà Bích Trâm thì giàu, đi đâu cũng đi xe hơi. Bà ấy là con của quân trấn chưởng thành phố Sài Gòn Gia Định. Nhà tôi thì nghèo. Tôi đi Honda. Mà chỉ chiếc honda đó mới chạy được vô đường đê còn xe hơi đâu có vô được. Nên Bích Trâm buộc phải nhờ tôi chở vô.
Các thành viên ban chấp hành cũng phụ bưng bê, tiếp quan chức nọ kia... tới khuya mới về. Hồi đó, nhà chỉ cho đi tới 9, 10h tối thôi mà lúc đó 10h mấy, 11h khuya rồi nên bà ấy sợ cha mẹ rầy.
Mà không hiểu sao xe không vô rước thế là Bích Trâm lại quá giang tôi chở ra.
Trời mưa, đường trơn nên hai đứa lọt mương. Khi nói chuyện với nhau thì thấy cô ấy cũng hiền chứ không phách lối gì, chẳng qua cô ấy là dân trường tây thôi.
Rồi cô ấy nói cũng quý tôi lắm... vậy là chúng tôi quen nhau. Cứ trưa rảnh lại rủ nhau ra đầu trường ăn bò bía, uống nước dừa...
Sau vỡ nợ, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín mở nhà hàng CT ở số 7 đường
Trương Quyền, quận 3, TPHCM.
Và khi nào thì chú tỏ tình với cô?
Tôi không nhớ nữa. Chỉ biết là cũng phải cả năm hơn mới dám nói với nhau đó. Hồi xưa nhát lắm. Cách tỏ tình ngày xưa kín đáo lắm chứ không như bây giờ. Có khi quý nhau thương nhau đi sau lưng nhau mấy năm trời mà không dám tỏ tình.
Hồi học trung học phổ thông, tôi cũng thương cô này cô kia, đi sau lưng người ta gần 3 năm trời mà không dám nói.
Sáng đi học là cô ấy đi phía trước mình đi phía sau. Gần tới trường mình ráng đi vượt qua để nhìn mặt cái rồi đi vô, không dám nói chuyện giống bây giờ.
Sợ mình nói chuyện với người ta mà người ta không chịu thì quê (xấu hổ, ngượng). Mà ngay cô ấy cũng không biết là tôi thích cô ấy từ nhỏ, đến khi già mới biết. Cô ấy bảo, trời ơi, hồi đó sao anh không nói. Thì ra cô ấy cũng thích tôi.
Hồi xưa phong kiến lắm, không dám nắm tay nữa kìa. Trong lòng cũng thương người ta lắm nhưng nếu ôm là bị chửi, táng bạt tai ngay.
Thương thì thương nhưng sỗ sàng là không được. Rủ nhau đi chỗ vắng là không bao giờ đi. Tình yêu ngày đó không như bây giờ đâu.
Quen nhau từ năm 1971 đến năm 1973 mới xin gia đình hai bên cho làm đám cưới.
"Tôi yêu sự chịu đựng và tha thứ của vợ"
Sống với nhau hơn 40 năm, chú yêu vợ mình nhất ở điểm gì?
Có nhiều khi mình yêu mà mình không biết yêu ở điểm gì. Cái chính là ở tâm hồn còn thể xác thì xin lỗi, ai cũng như nhau.
Tôi yêu sự chịu đựng và tha thứ của bà ấy. Là sự chịu đựng và tha thứ. Chịu đựng là một và sau đó là tha thứ. Vì nếu chịu đựng quá sức thì nó sẽ trở thành kẻ thù, mối thù.
Một người đàn bà bình thường, ai đâu mà chịu nổi chuyện chồng mình quen cả trăm người. Con đào của mình còn chịu không nổi chứ đừng nói con vợ.
Vợ chồng ông thậm chí từng phải đi hát phòng trà để có tiền trang trải cuộc sống.
Đó có thể được xem là bí quyết làm vợ một người nổi tiếng không thưa chú?
Theo tôi, phải do tính cách của người phụ nữ đó bao la nhân ái. Trời sinh bà ấy đã có tính ấy chứ nếu không thì chắc giờ này hai vợ chồng tôi giãn nhau từ lâu lắm rồi.
Chú có cho rằng, việc cô chịu đựng và tha thứ cho chú sau hàng trăm cuộc tình ấy có một phần là do ảnh hưởng tư tưởng lễ giáo phong kiến - đàn ông được tam thê bảy thiếp, còn người phụ nữ thì phải biết tòng phu, tòng tử?
Cái đó có một phần. Nó là cả một quá trình, quan trọng là tính tình bà ấy vốn dĩ đã lành rồi. Thứ hai nữa là do sự giáo dục của gia đình, chủ yếu là ở bà mẹ, bà mẹ vợ tôi giáo dục con rất tốt. Thứ ba là sự hiểu biết của Bích Trâm nữa.
Thực ra, con cái mình có dạy tốt đến mấy mà tính tình nó không lành thì hư vẫn hư. Có được một người vợ như Bích Trâm là tôi hên. Hay không bằng hên mà.
Cuộc sống hiện tại của vợ chồng cô chú như thế nào ạ? Có được vui vẻ như lúc giàu sang không?
Tôi luôn nghĩ cuộc đời rất trong sáng. Mình sống thì vui chơi với cuộc sống. Tôi đã từng nắm trong tay mấy chục tỉ nhưng bây giờ không còn đồng bạc nào hết. Nên cứ nghĩ là, cuộc sống của mình giống như cái ngày chưa có mấy chục tỉ trong tay thôi.
Coi như bắt đầu lại và thấy vui vẻ. Tôi thấy cuộc sống hiện tại vui hơn những lúc có tiền nhiều.
Khi nổi tiếng, giàu có tôi không bỏ vợ thì lúc thất thế bà ấy cũng cần tôn trọng tôi chứ
Xã hội bây giờ khá thực dụng. Nhiều người phụ nữ trọng đồng tiền hơn tình cảm. Nhưng cô lúc nào cũng đi bên chú. Ngay cả lúc chú có hàng trăm mối tình cô cũng không bỏ và khi chú gần như chẳng còn gì, cô vẫn luôn sát cánh cùng?
Thực ra cái đó là do đôi bên. Vì khi có tiền, tôi hoàn toàn có thể bỏ vợ, tôi nổi tiếng hơn nhiều lại có biết bao nhiêu người theo, nhưng tôi vẫn giữ gia đình. Thì ngược lại Bích Trâm cũng phải tôn trọng tôi chứ.
Người cầm đầu tàu trong gia đình là tôi không phải Bích Trâm. Lúc đó tôi đẹp lại nổi tiếng. Tôi đi Tây đi Mỹ khắp nơi. Tôi quen cả trăm người, cả ngàn người họ đẹp hơn Bích Trâm nhưng tôi đâu có bỏ vợ. Thì ngược lại Bích Trâm cũng phải tôn trọng tôi điều đó chứ.
Nếu có một người đối xử với con như vậy con sẽ đối xử với người ta như thế nào? Ăn thua là do tôi giữ chứ không phải do Bích Trâm giữ.
Nguyễn Chánh Tín bảo, thực đơn của quán đều do vợ đảm đương.
Nhưng dù sao thì chú cũng từng yêu rất nhiều người. Đối với một người vợ, chuyện chồng mình trăng hoa bên ngoài rồi quay về đâu có nghĩa là chung thủy ạ?
Tôi đâu phải thần tiên thánh thần gì đâu. Nhưng tôi vẫn vượt qua được hết để về nhà với vợ vì tôi nghĩ rằng gia đình là cái nôi. Đa số những người để gia đình tan nát con cái đều rất khổ.
Trong gia đình tôi, ba ruột của tôi và ba ruột của Bích Trâm từng xảy ra điều đó. Nói chính xác thì cả tôi và vợ đều là nạn nhân của chuyện bố có nhiều vợ. Tôi thấm thía điều đó nên không bỏ vợ.
Mấy đứa con trong nhà đâu có trọng ba nó. Tôi không muốn vì chút vui của đời mình mà ảnh hưởng đến con cái. Để tụi nó không cha không mẹ. Mất mát đó tiền bạc không đền bù được.
Mỗi lúc nghĩ tới người khác tôi lại nghĩ ngược lại thời xưa mình cũng từng đau khổ vì ông già mình có vợ bé. Gia đình, anh em thù hằn dữ lắm.
Còn về phía cô Bích Trâm?
Bà ấy cũng suy nghĩ vậy thôi. Bà ấy còn bị nặng hơn tôi. Ông già bà ấy bốn vợ, 8 vợ, dòng này uýnh dòng kia, tới già luôn, không ai ưa ai hết trơn.
Đó là duyên cớ để cả hai vợ chồng giữ gìn với nhau. Tôi cũng sống đàng hoàng. Cho tới giờ phút này có thể tôi có hàng trăm mối tình nhưng không có con rơi con rớt ở đâu. Thì đương nhiên bà ấy cũng phải kính trọng tôi chứ.
Cám ơn chú đã chia sẻ ạ!
Theo Trí Thức Trẻ