Sự rối loạn nhịp thở ban đêm còn được gọi là hiện tượng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề tim mạch đối với phụ nữ, còn với đàn ông thì lại không. Đó là kết quả mà một nghiên cứu mới đây phát hiện ra bởi Bệnh viện Phụ sản tại Boston.
Phát hiện này “nêu bật tầm quan trọng của việc sàng lọc ngưng thở khi ngủ và cách điều trị cho phụ nữ, một nhóm người thường không được sàng lọc thở khi ngủ.” Đồng tác giả nghiên cứu – tiến sỹ Susan Redline – một chuyên gia về giấc ngủ tại Brigham và Bệnh viện Phụ sản tại Boston đã cho biết trong thông cáo báo chí của bệnh viện.
Nghiên cứu thực hiện với trên 1.600 người có độ tuổi trung bình là 63 và là những người không mắc bệnh tim khi bắt đầu nghiên cứu. Tất cả đều được theo dõi trong thời gian trung bình khoảng 14 năm. Trong thời gian đó, 46% đàn ông và 32% phụ nữ đều phát triển bệnh tim hoặc chết. Nghiên cứu này không đươc thực hiện để chứng minh nguyên nhân và hậu quả.
Tuy nhiên, nhóm của Redline thấy rằng phụ nữ mắc chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với phụ nữ không bị ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ nào giữa chứng ngưng thở khi ngủ với các vấn đề tim mạch ở nam giới.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, so với phụ nữ không bị ngưng thở khi ngủ, phụ nữ bị rối loạn hơi thở có nồng độ troponin trong máu cao hơn – một dấu hiệu hóa học của tổn thương tim sớm.
Đội nghiên cứu của Redline kết luận: những phát hiện này cho thấy phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng ngưng thở liên quan đến bệnh tim mạch nhiều hơn là nam giới.
Hai chuyên gia cũng đồng ý rằng những khám phá này là lời cảnh tỉnh cho việc phát hiện và điều trị chứng ngưng thở ở phụ nữ.
“Nghẹt thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng là tiếng ngáy nặng, đường thở bị tắc nghẽn trong khi ngủ và ban ngày buồn ngủ. Trong khi ngưng thở khi ngủ thường được coi là bệnh phổ biến ở nam giới, những kết quả nổi bật này đánh dấu tầm quan trọng của nhận thức các triệu chứng bệnh ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người sau thời kỳ mãn kinh, những người có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ tăng”, Tiến sỹ Harly Greenberg, giám đốc y tế của Trung tâm nghiên cứu rối loạn giấc ngủ LIJ Bờ Bắc tại Great Neck, New York cho biết.
Ông cũng cho biết thêm rằng: “Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ gồm các biện pháp như giảm cân, tránh uống rượu vào buổi tối, liệu pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP) và các thiết bị nha khoa”.
Tiến sỹ Sean Pinney là giám đốc của chương trình Suy tim cấp tính và cấy ghép tim tại bệnh viện Mount Sinai – New York tin rằng những phát hiện mới sẽ “giúp chúng ta hiểu được cơ chế cơ bản của suy tim”. Sự thật rằng trái tim của phụ nữ dường như bị chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng rất nhiều là “rất thuyết phục”.
Phát hiện này “nêu bật tầm quan trọng của việc sàng lọc ngưng thở khi ngủ và cách điều trị cho phụ nữ, một nhóm người thường không được sàng lọc thở khi ngủ.” Đồng tác giả nghiên cứu – tiến sỹ Susan Redline – một chuyên gia về giấc ngủ tại Brigham và Bệnh viện Phụ sản tại Boston đã cho biết trong thông cáo báo chí của bệnh viện.
Nghiên cứu thực hiện với trên 1.600 người có độ tuổi trung bình là 63 và là những người không mắc bệnh tim khi bắt đầu nghiên cứu. Tất cả đều được theo dõi trong thời gian trung bình khoảng 14 năm. Trong thời gian đó, 46% đàn ông và 32% phụ nữ đều phát triển bệnh tim hoặc chết. Nghiên cứu này không đươc thực hiện để chứng minh nguyên nhân và hậu quả.
Tuy nhiên, nhóm của Redline thấy rằng phụ nữ mắc chứng ngưng thở nghiêm trọng khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với phụ nữ không bị ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ nào giữa chứng ngưng thở khi ngủ với các vấn đề tim mạch ở nam giới.
Cần giám sát tình trạng rối loạn nhịp thở ban đêm ở phụ nữ để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ. Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, so với phụ nữ không bị ngưng thở khi ngủ, phụ nữ bị rối loạn hơi thở có nồng độ troponin trong máu cao hơn – một dấu hiệu hóa học của tổn thương tim sớm.
Đội nghiên cứu của Redline kết luận: những phát hiện này cho thấy phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng ngưng thở liên quan đến bệnh tim mạch nhiều hơn là nam giới.
Hai chuyên gia cũng đồng ý rằng những khám phá này là lời cảnh tỉnh cho việc phát hiện và điều trị chứng ngưng thở ở phụ nữ.
“Nghẹt thở khi ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng là tiếng ngáy nặng, đường thở bị tắc nghẽn trong khi ngủ và ban ngày buồn ngủ. Trong khi ngưng thở khi ngủ thường được coi là bệnh phổ biến ở nam giới, những kết quả nổi bật này đánh dấu tầm quan trọng của nhận thức các triệu chứng bệnh ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người sau thời kỳ mãn kinh, những người có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ tăng”, Tiến sỹ Harly Greenberg, giám đốc y tế của Trung tâm nghiên cứu rối loạn giấc ngủ LIJ Bờ Bắc tại Great Neck, New York cho biết.
Ông cũng cho biết thêm rằng: “Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ gồm các biện pháp như giảm cân, tránh uống rượu vào buổi tối, liệu pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP) và các thiết bị nha khoa”.
Tiến sỹ Sean Pinney là giám đốc của chương trình Suy tim cấp tính và cấy ghép tim tại bệnh viện Mount Sinai – New York tin rằng những phát hiện mới sẽ “giúp chúng ta hiểu được cơ chế cơ bản của suy tim”. Sự thật rằng trái tim của phụ nữ dường như bị chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng rất nhiều là “rất thuyết phục”.
Theo Afamily/ trí thức trẻ