Twin Peaks (1990): “Hạt sạn” trong Twin Peaks hóa ra lại là tảng đá làm thay đổi nội dung của cả loạt phim. Đạo diễn David Lynch đã vô tình bắt được hình ảnh phản chiếu của Frank Silva, một thành viên của đoàn phim, trong trong tấm tương ở hậu cảnh nhân vật Sarah Palmer (Grace Zabriskie) đang bàng hoàng kinh hãi. Quá thích thú trước “tai nạn” tình cờ, Lynch quyết định giữ lại cảnh phim và tuyển Silva vào vai Killer Bob, linh hồn ma quái đã ám ảnh Sarah trong suốt bộ phim.
The X-Files (1993): Fox Mulder (David Duchovny) nói rằng em gái Samantha của anh bị bắt cóc bởi người ngoài hành tinh. Trong khi thực hiện liệu pháp quy hồi thôi miên, Mulder nói khi đó toàn thân mình tê liệt, nhưng cảnh hồi tưởng lại cho thấy anh vẫn có thể cử động. Trong tập Travellers ở mùa năm của loạt phim, Mulder đeo một chiếc nhẫn cưới trên tay, nhưng khán giả chưa bao giờ thấy sự kiện này được đề cập tới. Đây có thể là một sai sót trong khâu thiết kế mỹ thuật, và nam diễn viên đã quên tháo chiếc nhẫn cưới ngoài đời thực trước khi lên hình. Chiếc nhẫn này đã tạo ra những thay đổi không nhỏ trong quá khứ của Mulder.
Friends (1994): Ở tập 15, mùa 9 có tên The One with the Mugging, do nhân vật Rachel không vào hình, nên vị trí của Jennifer Aniston trong một cảnh phim được thế chân bằng nữ diễn viên khác. Tuy nhiên, cô gái thay thế ngồi ở góc vẫn vô tình lọt vào khung hình và khiến khán giả bối rối. Trong một cảnh phim khác, Phoebe (Lisa Kudrow), khi ấy đang tán chuyện với cô bạn thân Monica (Courteney Cox). Vì đây là cảnh quay chỉ có Phoebe giữa khung hình nên nhà sản xuất tiếp tục sử dụng diễn viên thế chân Monica. Hình ảnh người phụ nữ thế chân lại tiếp tục lọt vào cảnh phim do góc máy căn chỉnh không chính xác.
Buffy the Vampire Slayer (1997): Trong mùa đầu tiên của loạt phim, ma cà rồng được mô tả là giống loài không có hơi thở. Điều này được tiết lộ trong tập cuối của mùa một, Prophecy Girl. Trong tập phim, khi chứng kiến Xander (Nicholas Brendon) cố gắng cấp cứu cho Buffy (Sarah Michelle Gellar), ma cà rồng Angel (David Boreanaz) đã nói việc làm hô hấp nhân tạo cho cô là vô nghĩa vì ma cà rồng không thở. Tuy nhiên, các ma cà rồng trong phim vẫn có thể nói hay hổn hển – những hoạt động yêu cầu việc hô hấp. Nhân vật ma cà rồng Spike thậm chí còn từng bị tra tấn bằng cách nhấn nước.
Malcolm in the Middle (2000): Được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Malcom lém lỉnh, bộ phim sitcom Mỹ kể lại một cách hài hước những câu chuyện xoay quanh gia đình bất thường của cậu bé Malcom (Frankie Muniz). Ở một tập, người quay phim đã để lọt vào khung hình một nhân viên đoàn phim đang ôm xô nước lấp ló ở đoạn hành lang phía sau lưng Lois (Jane Kaczmarek) khi bà mẹ hầm hầm cầm chiếc váy màu đỏ đã ướt sũng tiếng về phía bầy con nghịch ngợm.
Firefly (2002): Trong tập đầu tiên của bộ phim khoa học viễn tưởng, khung cảnh buồng điều khiển của con tàu vũ trụ Serenity đã thiếu mấy chiếc vô lăng điều khiển. Trên phim, phi công Hoban Washburne (Alan Tudyk) vẫn kiên trì làm động tác như thể anh đang nắm và điểu khiển con tàu bằng chiếc vô lăng tưởng tượng. Thật khó mà tin được một lỗi lớn như vậy lại hoàn toàn vô hình trong mắt đạo diễn và đoàn làm phim.
Supernatural (2005): Trong tập Provenance của mùa đầu tiên, có vẻ như các diễn viên đã lười tới độ nhớ nhân vật của nhau bằng tên diễn viên thay vì tên nhân vật. Dean (Jensen Ackles) đã gọi em trai mình là “Jared”, trong khi tên của nhân vật là là Sam Winchester. Sam (Jared Paladecki) cũng buột mồm gọi anh mình, Dean Winchester là “Jensen”.
The Big Bang Theory (2007): Một trong các nhân vật chính của phim đã nhầm lẫn liên quan tới chiếc thang máy bị hỏng trong tòa chung cư. Mùa đầu tiên, khi cả hai vật vã bê cỗ máy thời gian lên nhà bằng thang bộ, Leonard (Johnny Galecki) đã nói với Howard (Simon Helberg) rằng thang máy bị hỏng hai năm rồi. Nhưng nếu chiếc thang máy bị hỏng khi ấy thật, thì Howard hẳn đã chứng kiến Leonard biến nó thành đống sắt vụn và anh không cần giải thích lại. Trong tập phim sau, vấn đề được làm sáng tỏ. Cái thang máy đã hỏng được 5 năm, thay vì hai năm như lời Leonard.
Downtown Abbey (2010): Sai lầm của Downton Abbey không diễn ra trên phim, mà là trong một bức ảnh quán bá đăng trên mạng. Giữa khung cảnh của thập niên 1920, một chai nước bằng nhựa đã xuất hiện lấp ló phía sau Bá tước Grantham và Lady Edith. Còn trong bộ phim, thi thoảng ê kíp vẫn để sót một số “hạt sạn” ở ngoại cảnh như chiếc ăng-ten trên mái một ngôi nhà hay vạch kẻ vàng giữa mặt đường nhựa.
Stranger Things (2016): Mùa thứ hai của TV series diễn ra vào khoảng thời gian tháng 10/1984, một năm sau các sự kiện xảy ra ở mùa một. Bộ phim gắn liền với văn hóa đại chúng của các thập niên trước gây bất ngờ khi nhầm lẫn trong việc sử dụng nhạc phim. Bài hát There is a Light That Never Goes Out của The Smith được lồng vào trong cảnh hồi tưởng giữa Will (Noah Schnapp) và Jonathan (Charlie Heaton) ra mắt vào cuối năm 1985, do đó, nó không thể xuất hiện trong một cảnh phim diễn ra vào một năm trước đó. Chiếc xe Volkswagon Cabrio mà nhân vật Barb (Shannon Purser) lái trong phim cũng là một sản phẩm được ra mắt vào năm 1988, nửa thập kỷ sau khi nhân vật này chết trong phần phim đầu tiên.