Định nghĩa và triệu chứng

Nhiễm độc thai nghén được đặc trưng bởi ba triệu chứng:

Sự hiện diện của albumin trong nước tiểu

Bác sĩ phụ khoa của bạn sẽ phải thực hiện một phân tích nước tiểu của bạn trong mỗi lần khám định kỳ theo tháng. Sự hiện diện của albumin không bao giờ là bình thường và có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thời kỳ đầu của nhiễm độc thai nghén.

Việc xét nghiệm albumin nên được thực hiện thường xuyên vì có thể bạn hoàn toàn cảm thấy khỏe nhưng vẫn có albumin.

Trước khi thực hiện xét nghiệm sự hiện diện của albumin, hãy thực hiện vệ sinh cá nhân vùng kín cẩn thận để kết quả không bị sai lệch bởi sự hiện diện của dịch tiết âm đạo.

Huyết áp động mạch quá cao

Cao huyết áp được thể hiện ở mức độ huyết áp bằng hoặc cao hơn 14/9. Bác sĩ phụ khoa của bạn luôn luôn nên kiểm tra huyết áp của bạn trong mỗi lần khám định kỳ theo tháng.

Sưng chân và mặt

Mắt cá chân của bạn sưng lên, các ngón tay bị xoắn lại, mặt phù lên. Đây là đặc tính mạnh của sự xuất hiện phù nề mà bạn nên đặc biệt lưu ý, nhất là khi kèm theo nó là sự tăng cân đột ngột và quá mức.

Với những triệu chứng này, bạn nên khẩn trưởng đi khám bác sĩ phụ khoa.

Nhiễm độc thai nghén: Nguy hiểm cho cả mẹ và con! - 1
Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật hoặc tăng huyết áp động mạch khi có thai làm ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động của thận. (ảnh minh họa)

Hậu quả

Nhiễm độc thai nghén dẫn đến chức năng hoạt động xấu của thận và cần được nhanh chóng điều trị vì những biến chứng của nó rất nghiêm trọng cho cả mẹ và trẻ.

Đối với trẻ:

- Sự kém phát triển (cân nặng dưới 2,5 kg) kèm với suy thai vì các mô bào thai không được cung cấp dinh dưỡng đủ từ nhau thai: thai không to ra và không phát triển đủ.

- Nhau bong non kèm suy thai

Đối với mẹ:

Nguy cơ sản giật phát triển thành động kinh. Động kinh là một trong những hậu quả kinh khủng nhất của thai kỳ bởi vì nó đe dọa cả mẹ và con.

Cơn động kinh được thông báo trước bởi một cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới phía phải, hoa mắt, ù tai và chóng mặt. Trong cơn động kinh, bà bầu bị co giật  và bất tỉnh.

Những bà bầu nào có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén?

Những bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén là:

- Những người bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh thận trước khi mang thai

- Những bà mẹ mang thai lần đầu

- Thanh thiếu niên (dưới 18 tuổi)

- Những người trên 40 tuổi

- Những người mang thai đôi

- Những người trước đây đã chậm phát triển trong tử cung

- Người bị bệnh béo phì

- Phụ nữ huyết áp cao

Điều trị

Nếu những triệu chứng nhiễm độc thai nghén nhẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc để ngăn ngừa tăng huyết áp, một chế độ ăn uống ít mặn và đặc biệt là bắt buộc phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, nằm dài nghiêng về phía sườn trái (để tránh ép các mạch cung cấp dinh dưỡng cho trẻ). Nhìn chung, như thế là đủ.

Đôi khi bạn buộc phải nhập viện nếu bạn còn xa thời kỳ sinh để cố gắng trì hoãn sinh con lâu nhất có thể. Bạn sẽ được giám sát liên tục để phát hiện bất kỳ dâu hiệu nào của suy thai hoặc để xem tình trạng của bạn có bị xấu đi không.

Trong một số trường hợp, phá thai là giải pháp duy nhất nếu tình trạng của mẹ hoặc của thai nhi bị coi là nghiêm trọng. Ngược lại, nếu bạn sắp sinh, giải pháp tốt nhất là để sinh.

Phòng chống

Phòng ngừa tiền sản giật là không thể cho những phụ nữ mang thai lần đầu. Dường như nó có ích với những phụ nữ đã có một hoặc nhiều lần tiền sản giật nặng trước kia. Biện pháp chủ yếu là dùng aspirin từ tuần thứ 15 cho đến khoảng tuần thứ 35.

Theo Eva/ khám phá