1. Bác sĩ giật mình vì gan bệnh nhân rỗ như tổ ong

Ông Vũ Văn Đẩu ở Thanh Oai, Hà Nội là người nghiện rượu nặng hơn chục năm nay. Ông Đẩu đã nhiều lần phải đi cấp cứu vì ngộ độc rượu nhưng vẫn không từ bỏ được thói quen uống rượu thay nước.

Ngày nào ông Đẩu cũng ra quán mua 3.000 đồng tiền rượu về uống. Cho đến năm 2015, ông cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng, vàng da, vàng mắt. Đến khám ở bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán ông bị xơ gan cổ chướng và có dấu hiệu suy gan.

Các bác sĩ đã làm phẫu thuật cắt bệnh phẩm của bệnh nhân đi làm xét nghiệm mô bệnh phẩm. Trong khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ phải giật mình vì gan của ông Đẩu bị phá hủy lỗ chỗ, xơ hóa như tổ ong.

Bác sĩ cho biết, gan của ông Đẩu không còn đảm nhiệm được chức năng đào thải của mình. Bệnh nhân chỉ ghép gan mới có cơ hội sống. Tuy nhiên, trường hợp của ông Đẩu thì rất khó khăn do ông còn bị triệu chứng suy thận kèm theo.

Bác sĩ Đăng Thế Căn, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết trên tờ Infonet, với những bác sĩ giải phẫu bệnh, hàng ngày tiếp xúc với những ca bệnh mà phổi có khối u hàng chục kilogam hoặc lá gan rỗng như tổ ong do rượu, thuốc lá là chuyện thường.

Đặng Thế Căn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết những lá gan bị xơ, bị hủy hoại bởi bia rượu luôn khiến ông ám ản

Với các bác sĩ giải phẫu bệnh việc tiếp xúc với khối u hàng chục kg, với những lá phổi đen thui vì khói thuốc, những lá gan rỗng như tổ ong là chuyện hàng ngày.

2. Rượu phá hủy gan như thế nào?

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể thực hiện chức năng lọc và loại trừ các chất độc mà con người nạp vào cơ thể thông qua thức ăn và đồ uống hàng ngày. Để làm được điều đó, gan cần có 1 khoảng thời gian nhất định.

Khi 1 người uống rượu, nồng độ rượu trong máu tăng nhanh và đạt nồng độ tối đa sau 30 phút nếu uống lúc bụng đói và sau khoảng 1h nếu vừa uống vừa ăn.

Thức ăn, dù là loại có nhiều chất béo, không thể ngăn cản rượu thẩm thấu qua niêm mạc đường tiêu hóa để vào máu.

Quá trình gan bị rượu tàn phá.
Quá trình gan bị rượu tàn phá.

Vì vậy, nếu uống rượu từ từ và có chừng mực thì lượng rượu được hấp thu vào máu sẽ được gan phân giải phần lớn.

Nếu uống rượu quá nhanh, quá nhiều thì gan thường không kịp phân giải một khối lượng rượu quá lớn trong máu dẫn đến tình trạng choáng váng, nôn nao, khó chịu.

Nếu cứ tiêp tục như vậy và tăng dần lượng rượu uống vào, sẽ xảy ra hiện tượng thoái hóa mỡ của tế bào gan, sau đó đến viêm gan, cuối cùng là cơ gan trên nền viêm gan mạn.

3. Nguy cơ của người uống rượu mắc xơ gan là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia y tế, với người bình thường, có khoảng 20% người bị viêm gan có nguy cơ phát triển thành xơ gan. Nhưng ở người uống rượu nhiều thì nguy cơ của họ cao gấp 16 lần so với người không uống hoặc uống ít rượu.

Uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mức bệnh này một cách nhanh chóng bởi cả rượu và vi rút siêu vi ở gan đều có thể gây thiệt hại cho gan.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người không uống mắc viêm gan thì khi được điều trị bằng thuốc kháng virus có tỷ lệ đáp ứng thuốc tốt hơn 3 lần so với những người uống nhiều rượu.

Theo Trí thức trẻ