Nhiều người nổi tiếng bị kiện vì đăng ảnh chụp chính mình-1
Cánh săn ảnh vây lấy một ngôi sao trên đường phố. Ảnh: AFP

Hàng loạt người nổi tiếng ở Mỹ vừa vướng vào rắc rối này gồm có người mẫu Emily Ratajkowski, ca sĩ nhạc pop Dua Lipa, hai nữ diễn viên Naomi Watts và Annabelle Wallis, ca sĩ Jennifer Hudson và các công ty quản lý diễn viên Blake Lively, ngôi sao thời trang Bethenny Frankel và ca sĩ Brian Wilson của nhóm Beach Boys.

Mặc dù có vẻ ngược đời nhưng luật bản quyền hoàn toàn nghiêng về phía người chụp ảnh trong bối cảnh không gian công cộng. Sự thật bất tiện đó gần đây đã khiến hàng loạt người nổi tiếng vướng vào những cuộc tranh cãi mà luật pháp chiến thắng lập luận rằng một người có thể sử dụng bất kỳ hình ảnh nào được chụp về mình, kể cả hình ảnh bị chụp mà không có sự cho phép của họ.

Phóng viên ảnh Jesal Parshotam ở Los Angeles cho biết: “Nếu tôi đang bước vào Phòng trưng bày Quốc gia ở London và bắt đầu đánh cắp bức tranh trên tường, giống như điều chúng tôi liên tục gặp phải, đó chính là một hành vi vi phạm thực sự”. 

Lượng người theo dõi Instagram của người nổi tiếng có thể lên đến hàng triệu, biến ứng dụng này trở thành công cụ chính để chuyển đổi fandom (cộng đồng người hâm mộ) thụ động trở thành nguồn doanh thu chủ động. 

Nhiều người sẽ sử dụng hình ảnh paparazzi chụp họ đăng kèm nội dung để hướng dẫn người theo dõi mua sản phẩm. Ariana Grande và hình ảnh cô mặc chiếc áo nỉ “Sweetener” đã trở thành là đối tượng trong vụ kiện thứ hai mà nhiếp ảnh gia Robert Barbera đệ đơn chống lại ngôi sao nhạc pop cùng công ty Grandari của cô. 

Nhiếp ảnh gia Barbera cho hay nữ ca sĩ đã đăng một câu chuyện trên Instagram gồm tấm hình cô rời khỏi căn hộ ở New York do ông chụp để quáng bá bộ sưu tập thời trang của mình. 

Một khi bức ảnh mất tính độc quyền, các tay săn ảnh có thể bỏ lỡ cơ hội bán bức ảnh hoặc thu phí bản quyền từ các thương hiệu nổi bật. Nhưng cũng giống như các công cụ truyền thông xã hội đã giúp việc lấy và chia sẻ tài liệu có bản quyền trở nên dễ dàng, chúng cũng đã mở ra cho các nhiếp ảnh gia một thế giới cơ hội để tận dụng hiệu quả hơn giá trị từ tác phẩm của họ.

Luật sư về sở hữu trí tuệ Elizabeth Vulaj giải thích với tờ Bloomberg rằng luật pháp sẽ không cho phép những người nổi tiếng đăng hình ảnh trái phép nhằm thu lợi thương mại. Nữ luật sư nhắc đến việc diễn viên hài Amy Schumer từng kêu gọi những người theo dõi Instagram truy cập trang web của cô ấy để mua chiếc áo len cô ấy mặc trong bức ảnh paparazzi chụp. 

Trong trường hợp đó, một thương hiệu xa xỉ như Gucci có thể trả bất cứ bên nào từ 500 – 3.000 USD để mua bản quyền cho một bức ảnh sử dụng trên phương tiện truyền thông xã hội - mức chênh lệch đáng kể so với thỏa thuận chính thức với một ngôi sao.

Người nổi tiếng và các tay săn ảnh luôn có một mối quan hệ cộng sinh, đôi khi cùng có lợi; lúc khác lại là buộc tội đối phương trục lợi. 

Nhiều người nổi tiếng bị kiện vì đăng ảnh chụp chính mình-2
Emily Ratajkowski. Ảnh: AFP

Ví dụ, nhiếp ảnh gia Parshotam ở Los Angeles chia sẻ rằng ông thường ra ngoài ăn tối với vợ mỗi lần nhận được điện thoại từ một người nổi tiếng hạng A thông báo rằng anh ta người này sắp đến một nhà hàng hoặc cửa hàng sang trọng. Parshotam cũng tỏ ra bất bình trước định kiến về những tay săn ảnh quá hung hãn và xâm phạm đời tư vẫn tồn tại hơn 24 năm sau khi Công nương Diana qua đời trong vụ tai nạn ô tô ở Paris khi bị các nhiếp ảnh gia truy đuổi.

Tuy nhiên, một số người vẫn cảm thấy khó hiểu với khía cạnh này của luật bản quyền, đặc biệt là khi họ không đồng ý cho papazzari chụp hình ngay từ đầu.

Người mẫu Emily Ratajkowski vừa bị kiện vào tháng 7 sau khi đăng lên Instagram ba hình ảnh chụp bản thân mình. “Tôi trở nên quen thuộc với việc nhìn bản thân mình qua ống kính của thợ săn ảnh còn nhiều hơn là tự soi gương. Và tôi được hiểu rằng hình ảnh của tôi, phản chiếu của tôi lại không thuộc về chính tôi”, cô tâm sự.  

Theo Báo Tin Tức