Nhiều gia đình, khi có người về muộn sẽ phần lại cơm và thức ăn để họ hâm nóng lại ăn. Nhưng cũng có gia đình không giữ thói quen đó mà cứ ăn trực tiếp trên mâm rồi còn thừa bao nhiêu, người sau "hưởng". Nhưng hành động này có khác gì cơm thừa canh cặn, phận làm dâu gặp cảnh như thế lại càng tủi thân.
Và đó cũng chính là tâm trạng của một nàng dầu trong một tâm sự mới đây. Từ ngày về làm dâu, cô luôn tâm niệm chỉ cần chăm chỉ, hết lòng vún vén ắt sẽ được nhà chồng thương.
Vì thế ngày nào cô cũng chịu khó thức khuya dậy sớm lục đục đi chợ, chuẩn bị bữa sáng cho nhà chồng. Buổi trưa chuẩn bị sẵn thức ăn, nhà chồng sẽ tự nấu. Tối về mọi việc lại đến tay từ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát... Trong khi đó, nhà chồng vẫn còn có 2 cô em gái chưa lập gia đình.
Mâm cơm như đồ thừa, miếng mất miếng còn, bát đũa nằm ngổn ngang phần con dâu. (Ảnh minh họa).
"Hôm đó, tôi tăng ca đến 12h đêm mới về. Trước đó, chồng nhắn tin bảo nhà có phần cơm nên về ăn uống cho sạch sẽ. Chẳng ngờ về nhà, tôi nhìn thấy mâm cơm miếng mất miếng còn, bát đũa nằm ngổn ngang.
Cả một mâm bát nhà chồng ăn trước, còn lại để nguyên chờ tôi về rửa. Chưa kể, nhà cửa bẩn thỉu, chẳng ai quét dọn.
Lúc này, tôi không giữ bình tĩnh được nữa. Tôi mang mâm cơm thừa ấy ném hết xuống sàn nhà. Thấy tiếng động lớn cả nhà chồng nhào dậy. Nhìn thấy tôi đứng giữa đống chén bát ngổn ngang, họ hét lên:
- Cô phá nhà này đấy à? Bát không rửa lại còn đập.
- Không rửa được thì ném hết đi, tôi về đây không phải để làm con hầu con hạ.
Thấy tôi cãi lại, mẹ chồng gào lên mắng nhiếc thậm tệ. Các em chồng cũng làm ầm lên. Còn chồng bắt tôi phải xin lỗi cả nhà".
Nàng dâu ức chế đem mâm cơm thừa ấy ném hết xuống sàn nhà. (Ảnh minh họa).
Trước phản ứng gay gắt của nhà chồng, nàng dâu nhất quyết không xin lỗi. Cô bộc bạch "cùng lắm ly hôn" chứ không muốn ngậm đắng nuốt cay thêm nữa.
Sau khi đọc chia sẻ, ai cũng cảm thấy xót xa cho nàng dâu dẫu rằng hành động của cô so ra chưa đúng chừng mực. Mọi người không những chỉ trích cách đối xử của nhà chồng mà còn bàn luận về "văn hóa" để phần cơm cho người ăn sau.
Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, mẹ trẻ có facebook L.T đã chụp lại mâm cơm nhìn không mấy đẹp mắt mà nhà chồng để phần. Nhưng thay vì nín nhịn, người này thẳng thắn chia sẻ quan điểm.
"Đùa chứ. Em đi làm về phần em kiểu này em không ăn luôn. Em lên phòng khách bảo cả nhà là mọi người phần cơm thì gắp riêng ra bát, chứ nhìn như đồ ăn thừa, con không ăn. Xong em đi hẳn ra ngoài ăn chứ ăn kiểu này vừa mang tiếng vừa chẳng được gì, chuốc thêm bực tức vào người".
Nàng dâu L.T gặp phải tình huống tương tự.
Hành động này nhận đã về sự nể phục vì thái độ bạo dạn và thẳng thắn. Thế mới biết miếng ăn cũng thể hiện nhân cách và sự tôn trọng của người với người, dù là khách hay người thân trong nhà với nhau nhưng cũng nên giữ gìn nét văn hóa ấy.
Bởi lẽ thường ngày, ai cũng biết chỉ có giây phút cả nhà quây quần bên mâm cơm là lúc đầm ấm nhất, đi đâu xa cũng chỉ nhớ đến bữa ăn có đủ đầy các thành viên. Vậy để phần cho nhau đĩa thịt gà chỉ còn vài cục xương, con cá chỉ còn mỗi đầu với vảy, bát canh lõng bõng cặn... đổi lại là chính mình, có thấy đau lòng không?
Một số bình luận từ dân mạng. (Ảnh cap màn hình).
Ying Ying
Theo Vietnamnet