Lòng đỏ trứng rất giàu protein cùng các acid béo không bão hòa đơn, lecithin, vitamin A, vitamin B1, canxi, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Sở hữu giá trị dinh dưỡng vượt xa lòng trắng, lòng đỏ được coi là phần dinh dưỡng cốt cốt lõi của trứng gà.
Bởi vậy, muốn hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn từ loại thực phẩm này, chúng ta không nên bỏ qua lòng đỏ trứng.
2. Ăn quá nhiều - lợi bất cập hại
Mặc dù được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng cũng chính bởi sở hữu nhiều chất dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều trứng gà sẽ dễ dẫn tới béo phì, tăng gánh nặng cho gan và thận.
Để ăn trứng một cách an toàn, người bình thường chỉ nên ăn không quá 4 quả/tuần. Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc hoặc tập thể hình cũng chỉ nên ăn nhiều nhất 7 quả trứng/ tuần.
Lưu ý: Thời điểm tốt nhất để ăn trứng là buổi sáng. Lúc này, trứng sẽ phát huy tối đa công dụng, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết để chúng ta bắt đầu một ngày làm việc mới.
3. Nói không với ăn trứng sống
Trên thực tế, trứng sống không chỉ khó tiêu hóa mà còn chứa một số chất bất lợi cho việc hấp thụ protein và biotin (Vitamin H hay vitaminB7).
Chưa dừng lại ở đó, việc ăn trứng sống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm, dễ bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, chúng ta chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín, không nên ăn trứng sống.
Ăn trứng gà sống không bổ dưỡng như mọi người thường nghĩ mà tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ban đỏ, rụng tóc, chán ăn, đau nhức cơ bắp,
khó chịu hoặc mất ngủ, thiếu máu...(Ảnh minh họa).
4. Chú ý thời gian chế biến trứng
Món trứng luộc "lý tưởng" chỉ nên được nấu trong khoảng 5-6phút và luộc bằng lửa nhỏ. Trứng luộc quá lâu sẽ bị xơ cứng, protein bị biến chất gây ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thụ.
Tương tự như vậy, trứng rán trong thời gian quá lâu cũng sẽ bị cứng, mất hương vị và gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa – hấp thu.
5. Muốn bảo quản trứng tốt, hãy chú ý nhiệt độ
Nhiệt độ thích phòng thích hợp để bảo quản trứng là 20 – 30 độC. Nếu buộc phải dùng tủ lạnh để bảo quản trứng, chúng ta cũng không nên giữ trứng quá 1 tuần.
Nếu muốn bảo quản trứng gà lâu hơn, ta cần lau sạch trứng, thoa dầu thực vật, gói trứng vào 2 - 3 lớp giấy báo hoặc hộp carton rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Thực hiện đủ các bước này, trứng có thể bảo quản được từ 5-6 tuần.
Khi đã bảo quản trứng gà trong tủ lạnh, ta không nên cho trứng ra bên ngoài và để ở nhiệt độ thường quá lâu. Sau khi lấy trứng ra khỏi tủ lạnh, bạn nên sử dụng ngay trong vòng 2 tiếng để đảm bảo độ tươi ngon và thành phần dinh dưỡng.
Khi bảo quản trứng, hãy nhớ đặt đầu nhỏ xuống dưới để trứng có "tuổi thọ" lâu hơn. (Ảnh: nguồn internet).
6. Trứng gà không phải "thần dược" chữa thiếu sắt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng khá giàu sắt, nhưng hàm lượng chất sắt trong loại thực phẩm này lại rất khó để hấp thụ.
Nguyên nhân nằm ở chỗ: trong lòng đỏ trứng có chứa "Phosvitin"– chất ức chế hấp thu sắt của cơ thể. Bởi vậy, tỷ lệ hấp thu hàm lượng sắt trong trứng chỉ ở mức 3%.
Vì vậy, đối với những người bị thiếu sắt, chúng ta không nên lầm tưởng và sử dụng trứng như một loại thuốc bổ sung hàm lượng vi chất thiếu hụt này.
7. Màu sắc của vỏ trứng không quyết định chất lượng
Màu của vỏ trứng được tạo thành bởi một chất có tên "Porphyrin".Chất này chủ yếu do di truyền của giống gà quyết định, không liên quan tới hàm lượng dinh dưỡng.
Bởi vậy, trong quá trình chọn trứng, chúng ta không nên quá chú trọng vào màu sắc của vỏ ngoài.
Khi lựa chọn trứng gà, ta nên chỉ nhìn màu sắc mà còn cần cầm lên và lắc
nhẹ để xem xét độ "chắc" của trứng. (Ảnh minh họa).
8. Đừng phân biệt trứng gà thả vườn với trứng gà công nghiệp
Nhiều người thường tin rằng: trứng của loại gà được nuôi thả vườn tốt hơn so với trứng gà công nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định quan niệm này hoàn toàn sai lầm.
Theo đó, thành phần protein cũng như, canxi, kẽm, đồng, mangan trong trứng gà thả vườn chỉ nhiều hơn một chút so với gà công nghiệp.
Tuy nhiên, các loại chất béo, vitamin A, vitamin B2, niacin, selen của loại trứng gà này lại hơi ít so với gà công nghiệp.
Trên thực tế, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng của hai loại gà này không có sự khác biệt nhiều. Vì thế, khi chọn trứng gà, gốc gác thả vườn hay nuôi công nghiệp không phải là yếu tố quyết định chất lượng.
9. Trứng gà và sữa đậu nành - không hẳn là "xung khắc"
Nhiều người thường cho rằng trứng gà và sữa đậu nành là hai món ăn kiêng kỵ, bởi trứng gà giàu protein, còn đậu nành ức chế hấp thu protein.
Trên thực tế, đậu nành có chứa chất gây cản trở việc cơ thể hấp thu protein. Tuy nhiên, sau khi trải qua tác động của nhiệt độ trong quá trình chế biến, chất này sẽ bị phá vỡ và không còn tác dụng ức chế hấp thu protein.
Nếu được chế biến kỹ, đậu nành hoàn toàn có thể kết hợp
cùng trứng gà. (Ảnh minh họa).
Nếu chất này chưa bị phá vỡ, thì dù kết hợp đậu nành với bất cứ loại thực phẩm nào, việc hấp thu protein của cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, trứng gà và đậu nành không hoàn toàn là hai thực phẩm kiêng kỵ. Chỉ cần chế biến kỹ đậu nành, ta hoàn toàn có thể kết hợp hai món ăn này cùng nhau.
10. Ăn trứng cũng có thể dị ứng
Mặc dù là một loại thực phẩm tương đối "lành tính", nhưng trứng gà vẫn không thể ăn một cách tùy tiện.
Một công trình nghiên cứu thực phẩm ở Trung Quốc tiến hành trên trẻ em từ 3 0 12 tuổi đã cho thấy:8,4% trẻ em bị dị ứng với thức phẩm,trong đó số trường hợp bị dị ứng với trứng chiếm tới hơn một nửa.
Bên cạnh đó, những thực phẩm dễ gây dị ứng còn có hải sản và sữa tươi. Vì thế đối với những người thuộc thể trạng dễ dị ứng, ta nên hạn chế cho họ ăn trứng gà.
Theo Trí Thức Trẻ