Những bí mật thú vị về hộ chiếu có thể bạn chưa biết

Không chỉ đơn giản là "tấm vé thông hành" giúp bạn dễ dàng đến các quốc gia khác như hiện nay, hộ chiếu ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ ẩn chứa nhiều bí mật thú vị.




Hộ chiếu của Israel không được chấp nhận ở 16 quốc gia: Đó là Syria, Sudan, Iran, Iraq, Yemen, Libya, Algeria, Bangladesh, Brunei, Kuwait, Lebanon, Malaysia, Oman, Pakistan, Saudi Arabia và UAE . Libya cũng thực thi một lệnh cấm riêng đối với du khách mang hộ chiếu Iran, Syria và Palestine. Người dân Israel cũng bị chính phủ nước này cấm tới Somalia, Afghanistan, Iran, Iraq, Pakistan, Lebanon, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Israel cũng áp đặt những hạn chế về du lịch đối với người Palestine. Các trang bên trong một hộ chiếu Israel. Ảnh: Alamy.


Không phải tất cả con dấu hộ chiếu đều được tạo ra giống nhau: Một số vùng đất chẳng hạn như Easter Island, mặc dù là một phần của Chile, và không thực sự là một quốc gia độc lập, nhưng các nhân viên bưu điện trên hòn đảo thuộc Thái Bình Dương này sẽ vui vẻ đóng dấu hộ chiếu độc đáo với các bức tượng Moai nổi tiếng. Ảnh: Telegraph


Người Đức có hộ chiếu “quyền lực” nhất: Theo bảng xếp hạng của Henley & Partners, một công ty chuyên về tư vấn về nhập cư và tư vấn đầu tư, được công bố hồi tháng 5, hộ chiếu Đức có thể đi du lịch đến 176 trong số 218 quốc gia khắp thế giới. Ảnh: Telegraph.


Trong khi đó hộ chiếu của Syria lại có ít “quyền lực” nhất: Syria, cùng với Pakistan, Iraq và Afghanistan, chỉ nhận được quyền miễn thị thực với ít hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong ảnh: Một hộ chiếu cũ của Syria. Ảnh: Alamy.


Tấm hộ chiếu “chân chính” đầu tiên được cấp tại Vương quốc Anh: Tấm hộ chiếu này được vua Henry V ban hành vào thế kỷ 15, cấp cho các công dân của mình như một dạng giấy tờ chứng minh nhân thân khi ra nước ngoài. Ảnh: Alamy.


Người sở hữu hộ chiếu Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan: Do xung đột giữa hai nước tại khu vực Nagorno-Karabakh, người Armenia bị cấm nhập cảnh vào Azerbaijan. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, người có hộ chiếu Azerbaijan được phép nhập cảnh vào Armenia. Trong ảnh là tu viện Dadivank ở vùng Nagorno-Karabakh. Ảnh: Alamy.


Màu của bìa hộ chiếu: Hộ chiếu ở các quốc gia có bốn màu chủ đạo: đỏ, xanh lá, xanh dương hoặc đen. Hộ chiếu của các nước trong Liên minh châu Âu (EU) thường có màu đỏ rượu vang (burgundy), trong khi các quốc gia thuộc cộng đồng Caribbean (Caricom) sử dụng màu xanh lam. Ảnh: Alamy.


Hộ chiếu ở quốc gia Hồi giáo có màu xanh lá: Ở nhiều nước Hồi giáo như Morocco, Pakistan và Saudi Arabia,… sử dụng hộ chiếu có bìa màu xanh lá. Điều này là vì lý do tôn giáo, màu xanh lá được coi trọng. Ảnh: Scroll.in.


Một số quốc gia chọn màu sắc rất độc đáo: Một số quốc gia chọn một màu nhất định để dễ phân biệt và thể hiện bản sắc, chẳng hạn như Thụy Sĩ, có hộ chiếu màu đỏ tươi. Singapore có bìa màu cam kết hợp với màu đỏ tươi, trong khi đó hộ chiếu tạm thời của Canada dành cho du khách có bìa màu trắng. Ảnh: Todayonline.com.


Hộ chiếu Na Uy giấu một tính năng bí mật: Hộ chiếu của quốc gia vùng Scandinavia được phân thành ba màu sắc (trắng, ngọc lam hoặc đỏ) dành cho các đối tượng khác nhau và có một tính năng khá ấn tượng. Đó là nếu đặt cuốn hộ chiếu dưới tia tia cực tím (UV), sẽ hiện lên hình ảnh cực quang huyền ảo dưới bầu trời đêm. Ảnh: Telegraph.


Hộ chiếu Canada cũng hết sức ấn tượng dưới tia UV: Không chịu kém cạnh Na Uy, Canada cũng cho ra mắt cuốn hộ chiếu của riêng mình với rất nhiều màu sắc. Khi đặt dưới tia UV-A, mỗi trang của hộ chiếu Canada sẽ hiện lên những hình ảnh biểu tượng của quốc gia, như lá phong, tòa nhà quốc hội, và những tính năng “xịn” hơn như chống làm giả, sinh trắc học. Ảnh: Telegraph.


Hộ chiếu giống như tranh khi lật trang: Năm 2012, Phần Lan giới thiệu một tính năng mới đó là hiệu ứng hình ảnh ở phần cuối mỗi trang hộ chiếu là một con nai sừng tấm đang chạy khi lật nhanh cuốn hộ chiếu. Một hiệu ứng tương tự được nhìn thấy trên hộ chiếu Slovenia. Ảnh: Telegraph.
 


Theo Zing


những điều cần biết về hộ chiếu du lịch khám phá bí mật

Tin tức mới nhất