Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc không biết các bậc vĩ nhân ngày xưa yêu và thể hiện tình yêu của mình như thế nào? Khi mà khoa học công nghệ, đặc biệt là Internet phát triển như bây giờ, thư tay vẫn luôn là phương tiện truyền tin hữu hiệu nhất. Các bậc vĩ nhân như Các Mác, Beethoven, Napoleon... đều dành cho người vợ, bạn gái của họ những bức thư chan chứa tình yêu. Hãy cùng Tiin.vn điểm lại những bức thư tình đáng nhớ của những người nổi tiếng thời xưa nhé!
Thư tình của Các Mác và Gienny
Được xem là một trong những nhà triết học vĩ đại của thế giới, nhưng ít ai biết rằng Mác là người đàn ông khá lãng mạn. Điều đó được thể hiện qua những bức thư tình đầy yêu thương và “có cánh” của ông dành cho vợ Gienny. Trong khoảng thời gian xa cách, cả hai thường xuyên viết những bức thư tay vô cùng tình cảm gửi cho nhau. Mác cho rằng sự xa cách như thứ gia vị làm cho tình yêu thêm mãnh liệt. Cho đến bây giờ, hạnh phúc của Mác vẫn được cả thế giới ngưỡng mộ.
Em yêu quí của anh !
Anh lại được viết thư cho em, bởi vì anh đang cô đơn và bởi vì anh cảm thấy khổ sở khi luôn luôn chỉ được trò chuyện cùng em trong tâm tưởng, còn em lại không biết gì về điều đó, lại không nghe thấy anh và không thể trả lời anh. Em hiện lên trước mắt anh thật là sống động, anh bế em trên tay, hôn em từ đầu đến chân, anh quỳ dưới chân em mà thì thầm: "Anh yêu em!"
Xa cách nhau ít hôm là một điều rất có ích, bởi sự giao tiếp thường xuyên dễ gây cảm giác đơn điệu khiến những khác biệt giữa các sự vật bị xoá nhòa. Ngay cả các ngọn tháp nếu ta đứng gần, cũng có vẻ như không còn cao lắm, trong khi đó, những chuyện vặt vãnh trong đời sống hàng ngày, khi ta đụng chạm sát sạt với chúng, lại tăng lên đáng kể. Cái niềm say mê cũng vậy. Những thói quen thường ngày, do ta ở gần nhau nên chiếm lĩnh ta hoàn toàn và có vẻ giống như niềm say mê, sẽ không tồn tại nữa một khi đối tượng trực tiếp của chúng biến mất khỏi tầm nhìn. Những niềm say mê sâu sắc, do đối tượng ở kề bên nên có vẻ giống như các thói quen thường ngày, sẽ nổi hẳn lên và lại có được sức mãnh liệt vốn có của chúng dưới tác động diệu kỳ của sự xa cách. Tình yêu của anh đối với em cũng thế.
Hễ có một khoảng không gian phân cách chúng ta là ngay lập tức anh thấy rõ thời gian phục vụ cho tình yêu của anh chỉ nhằm mục đích y hệt mục đích mà nắng và mưa phục vụ cho cây cỏ - tức là để phát triển. Tình yêu của anh đối với em, hễ em ở xa anh, hiện lên đúng như tầm cỡ của nó - tầm cỡ của một chàng khổng lồ ở đó tập trung toàn bộ nghị lực tinh thần của anh và toàn bộ sức mạnh các tình cảm của anh. Anh lại cảm thấy mình là là một con người hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của từ này, bởi anh được sống trong niềm say mê lớn lao...
Ðương nhiên trong thế gian này có nhiều phụ nữ và có một số người rất đẹp. Nhưng làm sao anh có thể tìm được một gương mặt nữa mà mỗi đường nét, thậm chí cả mỗi nếp nhăn trên đó đều gợi được trong anh những kỷ niệm mãnh liệt và đẹp đẽ nhất của đời anh? Tạm biệt em nhé, em yêu quí của anh, một ngàn lần, một vạn lần hôn em và các con.
Các của em!
Bức thư tình gửi vợ mới cưới của Napoleon
Nước Pháp và cả thế giới thường nhắc đến Napoleon Bonaparte với lòng ngưỡng mộ và sự tôn kính dành cho nhà lãnh đạo kiệt xuất, một bậc thầy về quân sự. Và cũng rất nhiều người đã từng nghe qua về khả năng chinh phục trái tim mĩ nhân của Napoleon, đặc biệt là những bức thư tình của trái tim yêu thương cháy bỏng.
Vào năm 1797, Napoleon cưới Joséphine de Beauharnais - một người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần và rất quyến rũ. Lúc này ông đã là một danh tướng và phải lên đường ra trận để chỉ huy đội quân của mình chiến đấu. Vì thế, dù mới cưới nhưng ông đã phải tạm biệt người vợ mới cưới để ra chiến trường.
Trong khoảng thời gian xa vợ, ông luôn lo sợ Joséphine không chung thủy với mình. Sự ghen tuông, hồ nghi khiến ông vô cùng khổ tâm và thôi thúc ông viết bức thư tay gửi vợ sau 21 ngày cưới. Bức thư thể hiện đượng tình yêu nồng nàn mà Napoleon dành cho Joséphine. Sau đây là nội dung thư:
"Nếu em yêu anh ít thôi thì có lẽ em chưa bao giờ yêu anh cả".
Chẳng có ngày nào anh không yêu em. Chẳng có đêm nào anh không ôm em vào lòng. Chẳng có khi nào anh uống trà mà không nguyền rủa cái chiến công và tham vọng đã nắm giữ anh, khác hẳn với tâm hồn anh.
Joséphine yêu dấu của anh, là duy nhất trong trái tim anh, đủ chiếm giữ tinh thần anh, chiếm lĩnh mọi suy nghĩ của anh. Nếu như anh xa em với vận tốc của dòng thác sông Rhône, đó là để gặp lại em nhanh hơn. Nếu như giữa đêm khuya, anh vùng dậy làm việc, đó là vì có thể được gặp em trước vài ngày. Vậy mà trong bức thư em gửi từ ngày 23 tháng Ba, em đã gọi anh bằng "ông".
Ông ư? Chính là em mới phải! Ôi! Người vợ xấu bụng của anh! Em có thể viết một bức thư như thế sao? Nó mới lạnh lẽo làm sao! Và rồi từ ngày 23 đến 26 có tới những bốn ngày: Em đã làm gì mà không viết một dòng cho ông chồng của em?...
Ngày em nói với tôi "Em yêu ông ít thôi" sẽ là ngày cuối cùng của tình yêu tôi dành cho em và cũng là ngày tận thế của cuộc đời tôi. Joséphine! Joséphine! Hãy nhớ lại đôi điều anh nói với em: Tạo hóa đã hun đúc cho anh một tâm hồn mạnh mẽ và quyết đoán; nó dệt nên em bằng gấm vóc và sự dịu êm. Em đã hết yêu anh rồi ư? Hãy tha lỗi cho anh, tâm hồn của cuộc đời anh. Em đã hoàn toàn ngự trị trong trái tim anh, mọi nỗi lo sợ làm cho anh trở nên bất hạnh.
Chúa ơi! Ôi! Nếu em yêu anh ít thôi thì có lẽ em chưa bao giờ yêu anh cả. Chính vì thế mà anh hết sức đau lòng.
Bức thư tình bí ẩn của Beethoven
Cuộc đời của nhà soạn nhạc thiên tài
Beethoven cũng gặp nhiều trắc trở
Nhà soạn nhạc tài ba Ludwig van Beethoven (Đức) đã cống hiến cho nhân loại những bản nhạc bất hủ. Trong cuộc đời ngắn ngủi của ông (Beethoven mất khi mới 57 tuổi), ngoài những bản giao hưởng tuyệt vời, ông còn để lại cho chúng ta một bức thư tình nổi tiếng. Bức thư ấy dành cho một người phụ nữ bí ẩn mà ông gọi là "Người yêu bất diệt" với nội dung đau đáu thương yêu nhưng cũng tràn đầy hy vọng.
Ngày 6-7-1806,
Thiên thần của tôi, cuộc đời tôi, tất cả những gì của riêng tôi, chỉ với 1 vài từ ngắn ngủi cho ngày hôm nay bằng chính ngòi bút chì của em, không cần đến ngày mai lúc mà chỗ ở của tôi được xác định, điều đó là sự phí phạm thời gian một cách vô ích. Tại sao ta cứ phải âm thầm khi điều đó là cần thiết nói ra. Có thể tình yêu của chúng ta cần một sự hy sinh, không cần đến sự đòi hỏi khắt khe từ mọi thứ, có thể nào thay đổi được sự thật em không là của tôi và tôi không còn là của em.
Ôi, Thượng Đế! Xin hãy xem vẻ đẹp của thiên nhiên như sự an ủi mà Ngài ban cho em, tình yêu đòi hỏi mọi thứ phải rất công bằng, điều đó đòi hỏi một mối quan hệ của em với tôi cũng như của tôi với em. Nếu chúng ta gắn bó cùng nhau em sẽ cảm thấy nổi đau thật nhỏ nhoi.
Giờ đây, có vài việc cần thay đổi nhanh chóng. Chắc chắn rằng chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau, hơn nữa, tôi không thể chia sẻ với em tất cả những gì xảy ra trong những tháng ngày còn ánh sáng cuối cùng của cuộc đời tôi, nếu trái tim chúng ta luôn luôn bên nhau thì tôi đã không phải suy nghĩ như vậy. Trái tim tôi chứa đựng muôn ngàn điều muốn nói với em. Ah, có những khoảnh khắc đôi khi tôi cảm thấy lời nói không là gì sau tất cả mọi việc. Vui lên nào, hãy lại là của tôi, chỉ là bảo vật của tôi như tôi là của riêng em. Thượng Đế sẽ chúc phúc và ban cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất.
Thư tình của Các Mác và Gienny
Các Mác và Gienny
Được xem là một trong những nhà triết học vĩ đại của thế giới, nhưng ít ai biết rằng Mác là người đàn ông khá lãng mạn. Điều đó được thể hiện qua những bức thư tình đầy yêu thương và “có cánh” của ông dành cho vợ Gienny. Trong khoảng thời gian xa cách, cả hai thường xuyên viết những bức thư tay vô cùng tình cảm gửi cho nhau. Mác cho rằng sự xa cách như thứ gia vị làm cho tình yêu thêm mãnh liệt. Cho đến bây giờ, hạnh phúc của Mác vẫn được cả thế giới ngưỡng mộ.
Em yêu quí của anh !
Anh lại được viết thư cho em, bởi vì anh đang cô đơn và bởi vì anh cảm thấy khổ sở khi luôn luôn chỉ được trò chuyện cùng em trong tâm tưởng, còn em lại không biết gì về điều đó, lại không nghe thấy anh và không thể trả lời anh. Em hiện lên trước mắt anh thật là sống động, anh bế em trên tay, hôn em từ đầu đến chân, anh quỳ dưới chân em mà thì thầm: "Anh yêu em!"
Xa cách nhau ít hôm là một điều rất có ích, bởi sự giao tiếp thường xuyên dễ gây cảm giác đơn điệu khiến những khác biệt giữa các sự vật bị xoá nhòa. Ngay cả các ngọn tháp nếu ta đứng gần, cũng có vẻ như không còn cao lắm, trong khi đó, những chuyện vặt vãnh trong đời sống hàng ngày, khi ta đụng chạm sát sạt với chúng, lại tăng lên đáng kể. Cái niềm say mê cũng vậy. Những thói quen thường ngày, do ta ở gần nhau nên chiếm lĩnh ta hoàn toàn và có vẻ giống như niềm say mê, sẽ không tồn tại nữa một khi đối tượng trực tiếp của chúng biến mất khỏi tầm nhìn. Những niềm say mê sâu sắc, do đối tượng ở kề bên nên có vẻ giống như các thói quen thường ngày, sẽ nổi hẳn lên và lại có được sức mãnh liệt vốn có của chúng dưới tác động diệu kỳ của sự xa cách. Tình yêu của anh đối với em cũng thế.
Hễ có một khoảng không gian phân cách chúng ta là ngay lập tức anh thấy rõ thời gian phục vụ cho tình yêu của anh chỉ nhằm mục đích y hệt mục đích mà nắng và mưa phục vụ cho cây cỏ - tức là để phát triển. Tình yêu của anh đối với em, hễ em ở xa anh, hiện lên đúng như tầm cỡ của nó - tầm cỡ của một chàng khổng lồ ở đó tập trung toàn bộ nghị lực tinh thần của anh và toàn bộ sức mạnh các tình cảm của anh. Anh lại cảm thấy mình là là một con người hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của từ này, bởi anh được sống trong niềm say mê lớn lao...
Ðương nhiên trong thế gian này có nhiều phụ nữ và có một số người rất đẹp. Nhưng làm sao anh có thể tìm được một gương mặt nữa mà mỗi đường nét, thậm chí cả mỗi nếp nhăn trên đó đều gợi được trong anh những kỷ niệm mãnh liệt và đẹp đẽ nhất của đời anh? Tạm biệt em nhé, em yêu quí của anh, một ngàn lần, một vạn lần hôn em và các con.
Các của em!
Bức thư tình gửi vợ mới cưới của Napoleon
Napoleon và Joséphine
Nước Pháp và cả thế giới thường nhắc đến Napoleon Bonaparte với lòng ngưỡng mộ và sự tôn kính dành cho nhà lãnh đạo kiệt xuất, một bậc thầy về quân sự. Và cũng rất nhiều người đã từng nghe qua về khả năng chinh phục trái tim mĩ nhân của Napoleon, đặc biệt là những bức thư tình của trái tim yêu thương cháy bỏng.
Bức thư mà ông gửi cho vợ
Vào năm 1797, Napoleon cưới Joséphine de Beauharnais - một người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần và rất quyến rũ. Lúc này ông đã là một danh tướng và phải lên đường ra trận để chỉ huy đội quân của mình chiến đấu. Vì thế, dù mới cưới nhưng ông đã phải tạm biệt người vợ mới cưới để ra chiến trường.
Trong khoảng thời gian xa vợ, ông luôn lo sợ Joséphine không chung thủy với mình. Sự ghen tuông, hồ nghi khiến ông vô cùng khổ tâm và thôi thúc ông viết bức thư tay gửi vợ sau 21 ngày cưới. Bức thư thể hiện đượng tình yêu nồng nàn mà Napoleon dành cho Joséphine. Sau đây là nội dung thư:
"Nếu em yêu anh ít thôi thì có lẽ em chưa bao giờ yêu anh cả".
Chẳng có ngày nào anh không yêu em. Chẳng có đêm nào anh không ôm em vào lòng. Chẳng có khi nào anh uống trà mà không nguyền rủa cái chiến công và tham vọng đã nắm giữ anh, khác hẳn với tâm hồn anh.
Joséphine yêu dấu của anh, là duy nhất trong trái tim anh, đủ chiếm giữ tinh thần anh, chiếm lĩnh mọi suy nghĩ của anh. Nếu như anh xa em với vận tốc của dòng thác sông Rhône, đó là để gặp lại em nhanh hơn. Nếu như giữa đêm khuya, anh vùng dậy làm việc, đó là vì có thể được gặp em trước vài ngày. Vậy mà trong bức thư em gửi từ ngày 23 tháng Ba, em đã gọi anh bằng "ông".
Ông ư? Chính là em mới phải! Ôi! Người vợ xấu bụng của anh! Em có thể viết một bức thư như thế sao? Nó mới lạnh lẽo làm sao! Và rồi từ ngày 23 đến 26 có tới những bốn ngày: Em đã làm gì mà không viết một dòng cho ông chồng của em?...
Ngày em nói với tôi "Em yêu ông ít thôi" sẽ là ngày cuối cùng của tình yêu tôi dành cho em và cũng là ngày tận thế của cuộc đời tôi. Joséphine! Joséphine! Hãy nhớ lại đôi điều anh nói với em: Tạo hóa đã hun đúc cho anh một tâm hồn mạnh mẽ và quyết đoán; nó dệt nên em bằng gấm vóc và sự dịu êm. Em đã hết yêu anh rồi ư? Hãy tha lỗi cho anh, tâm hồn của cuộc đời anh. Em đã hoàn toàn ngự trị trong trái tim anh, mọi nỗi lo sợ làm cho anh trở nên bất hạnh.
Chúa ơi! Ôi! Nếu em yêu anh ít thôi thì có lẽ em chưa bao giờ yêu anh cả. Chính vì thế mà anh hết sức đau lòng.
Bức thư tình bí ẩn của Beethoven
Cuộc đời của nhà soạn nhạc thiên tài
Beethoven cũng gặp nhiều trắc trở
Nhà soạn nhạc tài ba Ludwig van Beethoven (Đức) đã cống hiến cho nhân loại những bản nhạc bất hủ. Trong cuộc đời ngắn ngủi của ông (Beethoven mất khi mới 57 tuổi), ngoài những bản giao hưởng tuyệt vời, ông còn để lại cho chúng ta một bức thư tình nổi tiếng. Bức thư ấy dành cho một người phụ nữ bí ẩn mà ông gọi là "Người yêu bất diệt" với nội dung đau đáu thương yêu nhưng cũng tràn đầy hy vọng.
Ngày 6-7-1806,
Thiên thần của tôi, cuộc đời tôi, tất cả những gì của riêng tôi, chỉ với 1 vài từ ngắn ngủi cho ngày hôm nay bằng chính ngòi bút chì của em, không cần đến ngày mai lúc mà chỗ ở của tôi được xác định, điều đó là sự phí phạm thời gian một cách vô ích. Tại sao ta cứ phải âm thầm khi điều đó là cần thiết nói ra. Có thể tình yêu của chúng ta cần một sự hy sinh, không cần đến sự đòi hỏi khắt khe từ mọi thứ, có thể nào thay đổi được sự thật em không là của tôi và tôi không còn là của em.
Ôi, Thượng Đế! Xin hãy xem vẻ đẹp của thiên nhiên như sự an ủi mà Ngài ban cho em, tình yêu đòi hỏi mọi thứ phải rất công bằng, điều đó đòi hỏi một mối quan hệ của em với tôi cũng như của tôi với em. Nếu chúng ta gắn bó cùng nhau em sẽ cảm thấy nổi đau thật nhỏ nhoi.
Giờ đây, có vài việc cần thay đổi nhanh chóng. Chắc chắn rằng chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau, hơn nữa, tôi không thể chia sẻ với em tất cả những gì xảy ra trong những tháng ngày còn ánh sáng cuối cùng của cuộc đời tôi, nếu trái tim chúng ta luôn luôn bên nhau thì tôi đã không phải suy nghĩ như vậy. Trái tim tôi chứa đựng muôn ngàn điều muốn nói với em. Ah, có những khoảnh khắc đôi khi tôi cảm thấy lời nói không là gì sau tất cả mọi việc. Vui lên nào, hãy lại là của tôi, chỉ là bảo vật của tôi như tôi là của riêng em. Thượng Đế sẽ chúc phúc và ban cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất.
Theo Đất Việt