Mặt cầu Thanh Trì xuất hiện những khe co giãn, những ụ nhựa đường nhô cao tới 10 cm,
có nơi bị lõm sâu
Nhiều lái xe đi lại trên con đường này cho biết nếu lái không quen qua các đoạn có vết sụt lún rất dễ lật xe, nhiều khi có cảm giác như đi 1 bánh
Hàng loạt hố ga "bất ngờ" mất nắp, thành "hố tử thần" vào mùa mưa
Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên - Hà Nội) nằm cách trung tâm Hà Nội gần 10km, khu vực này có lượng người đến sống khá cao. Đặc biệt cách đây vài năm, một trung tâm thương mại lớn được đưa vào hoạt động thì lượng người đổ đến khu vực này ngày một nhiều. Tuy nhiên, trong khu đô thị sạch đẹp, thoáng mát ấy lại tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn từ chính những chiếc hố ga mất nắp .
Phố Đoàn Khê nối từ đường Nguyễn Văn Cừ, chạy qua KĐT Việt Hưng khá rộng rãi, thoáng đãng, thế nhưng bên đường (cạnh KĐT) lại xuất hiện khá nhiều gây mất an toàn cho người dân trong khu vực cũng như khách đến mua sắm tại TTTM.
Tại một ngã ba từ phố Đoàn Khê rẽ vào KĐT Việt Hưng một chiếc nắp hố ga "ngoác miệng" rất to, diện tích hố ga chúng tôi ước lượng được lên đến 50x60cm.
Cận cảnh chiếc , độ sâu của chiếc hố ga này lên đến gần 1m.
Những đường dẫn "tự chế"
Cách đây không lâu, một người đàn ông khi đi xe máy trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) đã gặp tai nạn chết người vì một gờ dải phân cách cũ gây trượt bánh xe. Quan sát tại nhiều con đường ở Hà Nội, có thể nhận thấy những “cái bẫy” đơn thuần mà nguy hiểm như thế không hiếm.
Tại tuyến đường Láng, đoạn bắt đầu từ khu vực cầu Yên Hòa (Cầu Giấy – Hà Nội) chạy dọc theo hướng về Ngã Tư Sở, nhiều hộ dân sinh sống ở khu vực này đã dùng gạch vữa đổ thành những cầu trượt để thuận lợi cho việc lên xuống vỉa hè. Lòng đường đã bị thu hẹp 1 phần bởi những đường dẫn này. Chúng vô tình cũng trở thành những “cái bẫy” đối với người đi đường bởi chỉ cần sơ suất là người đi xe hai bánh có thể đâm phải, ngã ra đường gặp nạn.
Khối bê tông nằm chềnh ềnh trên mặt đường. Vào mùa mưa, nước ngập, những "cái bẫy" như thế này rất dễ là nguyên nhân tai nạn.
Ông Nguyễn Xuân Toản (55 tuổi, ở Yên Hòa, Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết: “Những chiếc cầu này là do người dân khu vực này họ làm để lên xuống vỉa hè được thuận lợi. Tuy nhiên, nó lại thu hẹp lòng đường, nguy hiểm cho người đi đường. Có đợt cơ quan chức năng họ đã tổ chức đi phá những cái này, nhưng phá xong họ lại làm. Tôi mong muốn là cơ quan chức năng làm triệt để hơn nữa, phạt thật nặng đối với những ai cố tình vi phạm”.
Tương tự, dọc trục đường Kim Giang bắt đầu từ Ngã Tư Sở đến khu vực cầu Dậu (Hoàng Mai – Hà Nội), nhiều quán nước vỉa hè cũng tự ý làm những “cầu thang” lên xuống như trên. Các điểm trông giữ xe tại tuyến đường này chế những chiếc cầu thang bằng sắt khá to dùng để cho khách ra vào bãi trông, cản trở việc đi lại.
Tại trục đường Kim Giang, tình trạng cũng diễn ra tương tự
Hiện trường một vụ tai nạn khiến một người đàn ông đi xe máy chết thảm vì trượt ngã xe tại gờ dải phân cách trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân - Hà Nội)
Bên cạnh đó, đoạn đường này được chắp vá gồ ghề cũng gây nguy hiểm cho người đi đường.
"Con lươn" nguy hiểm tại Cầu Trắng (Trần Phú, Hà Đông)
Dải phân cách nằm trải dọc hai bên cầu Trắng (bắc qua sông Nhuệ) tại tuyến đường Trần Phú, Hà Đông.
Đầu và cuối các dải phân cách không hề có biển báo. "Dải phân cách này xuất hiện từ khi cây cầu mới hoàn thành. Trước đây, đoạn đường này khá rộng. Từ khi xuất hiện công trình thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông khiến diện tích bị thu hẹp. Các phương tiện di chuyển qua đây rất khó khăn, đặc biệt là vào giờ tan tầm và đầu giờ sáng", ông Bình - một người dân sống gấn khu vực này cho biết.
Nhất là vào mùa mưa bão và buổi tối.