AIDS - Tinh tinh Cameroon

lay-benh1

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của AIDS được các nhà khoa học đưa ra. Tuy vậy, nổi tiếng nhất và được công nhận rộng rãi nhất chính là lý thuyết con người bị nhiễm virus HIV từ tinh tinh Cameroon. Theo đó, vào khoảng những năm đầu thế kỷ 20 một thợ săn đã đi vào rừng, gặp và giết chết một chú tinh tinh có virus HIV trong cơ thể. Người này cùng các đồng nghiệp đã mổ thịt con vật mang bệnh. Rất không may mắn, các thợ săn đã để bàn tay có vết thương hở tiếp xúc với virus HIV và căn bệnh thế kỷ AIDS xuất hiện trên cơ thể con người từ đó.

Ebola - Dơi Châu Phi

lay-benh2

Theo các nhà khoa học, đợt bùng phát dịch bệnh Ebola vào năm 2014 có thể xuất phát từ một cậu bé 2 tuổi có tên Emile Ouamouno đến từ ngôi làng Meliandou thuộc Guinea. Theo đó, cậu bé được gọi là 'Bệnh nhân số 0' này đã tiếp xúc với các con dơi mang bệnh tại gần nơi sinh sống. Ouamouno đã qua đời vào ngày 6/12/2013 sau 4 ngày mắc bệnh.

Bệnh ngủ châu Phi - Ruồi xê xê


lay-benh3

Ruồi xê xê là tác nhân truyền bệnh buồn ngủ gây chết người và lây lan bởi trùng tripanosoma (trùng mũi khoan). Khi bị ruồi xê xê châu Phi đốt, nạn nhân có triệu chứng cúm, mệt mỏi, sốt, đau đầu nghiêm trọng, sưng tấy... Nhiều trường hợp mắc bệnh nặng hơn có thể sốt cao, nói lắp, động kinh sau đó là buồn ngủ và hôn mê sâu. Các vết cắn của ruồi ảnh hưởng đến gần nửa triệu người mỗi năm, trong đó có người bị chết do bệnh ngủ.

SARS - Dơi móng ngựa Trung Quốc

lay-benh4

Ban đầu, các nhà khoa học đã cho rằng những con cầy hương là nguyên nhân lây nhiễm 'Hội chứng hô hấp cấp tính nặng' (SARS) cho con người. Nhưng các nghiên cứu mới được công bố cuối năm 2013 đã chỉ ra rằng loài dơi móng ngựa Trung Quốc mới là nguồn gốc gây ra đại dịch này. Theo đó, những con dơi có thể truyền virus SARS thẳng qua người mà không cần vật chủ trung gian. Đại dịch SARS bùng phát tại châu Á (chủ yếu ở Trung Quốc và Hồng Kông) khoảng năm 2002 – 2003 gây tử vong cho gần 10% số người nhiễm bệnh.

CCHF - Bọ ve

lay-benh8

Sốt xuất huyết Crimean – Congo (CCHF) gây ra các triệu chứng tương tự như Ebola và mang tỷ lệ tử vong lên tới 40% số người nhiễm bệnh. Các báo cáo cho biết tại ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào năm 1944, CCHF đã lây lan đến cả những người lính và dân thường trên bán đảo Crimean. Theo các nhà khoa học, bọ ve rất có thể là nguồn gốc lây nhiễm của căn bệnh này.

Sốt xuất huyết Bolivia - Chuột Bolivia

lay-benh9

Sốt xuất huyết Bolivia (BHF) được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1959 ở Bolivia và tiếp tục bùng phát dữ dội tại quốc gia này trong các năm 1971, 1994. BHF gây ra tỷ lệ tử vong lên đến 30% số người nhiễm bệnh. Các nhà khoa học cho rằng, chuột Bolivia chính là nguyên nhân truyền nhiễm căn bệnh này. Machupo Virus (loại virus gây nên BHF) được tìm thấy trong nước tiểu, phân và nước bọt của loài động vật gặm nhấm này.

Marburg – Dơi Châu Phi

lay-benh10

Người nhiễm virus Marburg có các triệu chứng khá giống với người nhiễm virut Ebola bao gồm sốt xuất huyết nặng và mang nguy cơ tử vong cao. Trước đây nhiều giả thuyết cho rằng khỉ là nguyên nhân lây lan virut này cho con người. Tuy vậy, các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng các con dơi ăn quả châu Phi mới là nguồn gốc của Marburg. Theo đó, con người có thể bị nhiễm virus này khi ăn thịt các con dơi nhiễm bệnh.

MERS – Dơi Ai Cập

lay-benh12

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) được phát hiện vào năm 2012 tại nhiều nước xung quanh bán đảo Ả Rập. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng nguồn gốc lây nhiễm căn bệnh này là loài dơi sống trong các lăng mộ tại Ai Cập. MERS sẽ gây ra bệnh hô hấp, sưng phổi, suy thận và thậm chí có thể dẫn tới tử vong ở cơ thể con người.


Theo Gia Đình