Khách du lịch là miếng mồi béo bở mà hiếm người bán hàng hay kẻ bất lương nào muốn bỏ qua, vì thường họ sẽ mang theo khá nhiều tài sản, lại lớ ngớ "lạ nước lạ cái". Dưới đây là một vài chiêu kinh điển bạn nên biết để tránh rơi vào tình trạng bực dọc do mất tiền, đồ đạc:
Mời dùng đồ miễn phí
Thường họ sẽ sắm vai những người bán hàng hay tình nguyện viên rất thân thiện ở các địa điểm du lịch đông người, tươi cười niềm nở mời bạn dùng thử một sản phẩm nào đó (ví dụ như đồ ăn) hay đeo lên người bạn những đồ vật đặc trưng của địa phương (như vòng, nhẫn, mũ). Lúc này, đa phần nạn nhân tưởng rằng mình được những người bản xứ mến khách trao tặng, nhưng thực chất chỉ cần bạn nhận chúng trên tay thì những người này lập tức trở mặt, yêu cầu bạn mua món đồ đó với giá thường là cắt cổ.
Chụp ảnh chung với người bản xứ
Chiêu trò này khá phổ biến ở các địa điểm văn hóa, chứ ít thông dụng tại các thành phố. Những người dân trong trang phục truyền thống, thông thường biểu diễn các hoạt động nghệ thuật nào đó, sẽ mời bạn chụp ảnh chung. Sau khi vui vẻ tưởng rằng mình đã có một tấm hình đẹp, bạn lại bị yêu cầu phải trả tiền một cách rất vô lý.
Ảnh: Moneycrasher
Taxi đi lòng vòng
Khỏi phải nói, đây là màn lừa đảo mà hầu như ai cũng gặp phải khi đi du lịch. Khách du lịch đa phần "mù đường" vậy nên các bác tài tha hồ phóng tay lái qua những cung đường vòng vèo "chẳng liên quan" tới địa điểm khách muốn tới. Nếu nạn nhân có thắc mắc, họ sẽ vin vào các lý do như đường một chiều, giờ cao điểm phải đi đường khác... mà chúng ta thường cũng không biết để kiểm chứng.
Tham gia các trò chơi đường phố
Tại các địa điểm du lịch ngoài trời, sẽ không hiếm gặp những trò chơi đường phố, tụ tập đông người náo nhiệt và vui vẻ. Những ai không cưỡng lại được sự hấp dẫn những trò chơi này sẽ bị người quản trò "rủ rê" tham gia. Thường những trò này là vui chơi có thưởng nên ít ai nghi ngờ.
Ban đầu, bạn sẽ thường được sắp xếp để thắng một vài ván chơi để kích thích sự hưng phấn nhưng sau đó hậu quả sẽ khá "thê thảm". Nạn nhân thường thua hết khá nhiều tiền vào các bẫy lừa tiền ngọt ngào này.
Không in giá trong thực đơn, tính nhiều phụ phí
Bạn nên cảnh giác với các nhà hàng, quán ăn không in giá cụ thể bởi lẽ đây là dấu hiệu của sự "khuất tất", mờ ám, kẽ hở cho chủ hàng rút ví bạn một cách êm ái nhất. Kể cả khi đã ghi giá đầy đủ bạn cũng nên hỏi kỹ về các phụ phí tính thêm như phí phục vụ, thuế, tiền giấy ăn, chỗ ngồi... Có không ít khách du lịch đã phải trả số tiền nhỏ cho đồ ăn nhưng số tiền cho các phụ phí vô lý kia lại khá nhiều.
Bán vé kiểu combo
Kể cả với những điểm du lịch công (phân biệt với tư nhân), bạn cũng nên đọc kỹ quy định, và tốt nhất là đọc kỹ tư vấn trên mạng về địa điểm đó, xem những loại vé nào cần mua, những chi phí gì cần bỏ ra. Bởi lẽ trên thực tế, không ít địa điểm bán vé theo kiểu combo, cái nọ kèm cái kia. Mới nhìn qua tưởng rằng là rẻ nhưng thực chất lại không hề cần thiết, không liên quan tới chuyến tham quan. Chính tâm lý cho rằng, ban tổ chức bán chung thì chắc rằng chúng sẽ liên quan đến nhau của khách du lịch đã khiến họ có không ít kinh nghiệm đau thương.
Ở một trường hợp khác, kể cả khi các hạng mục liên quan tới nhau, thì đôi khi các chi phí riêng lại rẻ hơn cả giá combo.
Giả làm lễ tân, yêu cầu bạn đọc thông tin cá nhân
Tinh vi hơn, nhiều kẻ lừa đảo còn giả số của lễ tân khách sạn, gọi tới phòng của bạn rồi yêu cầu bạn xác nhận lại các thông tin cá nhân như số hộ chiếu, số thẻ tín dụng. Bạn tuyệt đối không được cung cấp những số này qua'điện thoại. Khi khách sạn thực sự cần đối chứng, họ sẽ mời bạn xuống quầy lễ tân để làm việc.
Giả vờ tạo ra va chạm để cướp đồ
Chiêu này đã "xưa như Trái Đất" nhưng chưa bao giờ thôi hiệu quả. Thông thường, bọn chúng sẽ quan sát và lợi dụng đúng lúc nạn nhân mất cảnh giác nhất để ra tay. Kịch bản kinh điển thường là giả vờ trượt chân xô vào, hay đổ nước vào người bạn để phân tán sự chú ý. Kẻ gian sẽ vờ xin lỗi bạn rối rít, thậm chí còn lau giùm vết bẩn hoặc đỡ bạn dậy nhưng thực chất là đang thừa cơ thực hiện hành vi trộm cắp "ngọt ngào".
Mời dùng đồ miễn phí
Thường họ sẽ sắm vai những người bán hàng hay tình nguyện viên rất thân thiện ở các địa điểm du lịch đông người, tươi cười niềm nở mời bạn dùng thử một sản phẩm nào đó (ví dụ như đồ ăn) hay đeo lên người bạn những đồ vật đặc trưng của địa phương (như vòng, nhẫn, mũ). Lúc này, đa phần nạn nhân tưởng rằng mình được những người bản xứ mến khách trao tặng, nhưng thực chất chỉ cần bạn nhận chúng trên tay thì những người này lập tức trở mặt, yêu cầu bạn mua món đồ đó với giá thường là cắt cổ.
Chụp ảnh chung với người bản xứ
Chiêu trò này khá phổ biến ở các địa điểm văn hóa, chứ ít thông dụng tại các thành phố. Những người dân trong trang phục truyền thống, thông thường biểu diễn các hoạt động nghệ thuật nào đó, sẽ mời bạn chụp ảnh chung. Sau khi vui vẻ tưởng rằng mình đã có một tấm hình đẹp, bạn lại bị yêu cầu phải trả tiền một cách rất vô lý.
Ảnh: Moneycrasher
Taxi đi lòng vòng
Khỏi phải nói, đây là màn lừa đảo mà hầu như ai cũng gặp phải khi đi du lịch. Khách du lịch đa phần "mù đường" vậy nên các bác tài tha hồ phóng tay lái qua những cung đường vòng vèo "chẳng liên quan" tới địa điểm khách muốn tới. Nếu nạn nhân có thắc mắc, họ sẽ vin vào các lý do như đường một chiều, giờ cao điểm phải đi đường khác... mà chúng ta thường cũng không biết để kiểm chứng.
Tham gia các trò chơi đường phố
Tại các địa điểm du lịch ngoài trời, sẽ không hiếm gặp những trò chơi đường phố, tụ tập đông người náo nhiệt và vui vẻ. Những ai không cưỡng lại được sự hấp dẫn những trò chơi này sẽ bị người quản trò "rủ rê" tham gia. Thường những trò này là vui chơi có thưởng nên ít ai nghi ngờ.
Ban đầu, bạn sẽ thường được sắp xếp để thắng một vài ván chơi để kích thích sự hưng phấn nhưng sau đó hậu quả sẽ khá "thê thảm". Nạn nhân thường thua hết khá nhiều tiền vào các bẫy lừa tiền ngọt ngào này.
Không in giá trong thực đơn, tính nhiều phụ phí
Bạn nên cảnh giác với các nhà hàng, quán ăn không in giá cụ thể bởi lẽ đây là dấu hiệu của sự "khuất tất", mờ ám, kẽ hở cho chủ hàng rút ví bạn một cách êm ái nhất. Kể cả khi đã ghi giá đầy đủ bạn cũng nên hỏi kỹ về các phụ phí tính thêm như phí phục vụ, thuế, tiền giấy ăn, chỗ ngồi... Có không ít khách du lịch đã phải trả số tiền nhỏ cho đồ ăn nhưng số tiền cho các phụ phí vô lý kia lại khá nhiều.
Bán vé kiểu combo
Kể cả với những điểm du lịch công (phân biệt với tư nhân), bạn cũng nên đọc kỹ quy định, và tốt nhất là đọc kỹ tư vấn trên mạng về địa điểm đó, xem những loại vé nào cần mua, những chi phí gì cần bỏ ra. Bởi lẽ trên thực tế, không ít địa điểm bán vé theo kiểu combo, cái nọ kèm cái kia. Mới nhìn qua tưởng rằng là rẻ nhưng thực chất lại không hề cần thiết, không liên quan tới chuyến tham quan. Chính tâm lý cho rằng, ban tổ chức bán chung thì chắc rằng chúng sẽ liên quan đến nhau của khách du lịch đã khiến họ có không ít kinh nghiệm đau thương.
Ở một trường hợp khác, kể cả khi các hạng mục liên quan tới nhau, thì đôi khi các chi phí riêng lại rẻ hơn cả giá combo.
Giả làm lễ tân, yêu cầu bạn đọc thông tin cá nhân
Tinh vi hơn, nhiều kẻ lừa đảo còn giả số của lễ tân khách sạn, gọi tới phòng của bạn rồi yêu cầu bạn xác nhận lại các thông tin cá nhân như số hộ chiếu, số thẻ tín dụng. Bạn tuyệt đối không được cung cấp những số này qua'điện thoại. Khi khách sạn thực sự cần đối chứng, họ sẽ mời bạn xuống quầy lễ tân để làm việc.
Giả vờ tạo ra va chạm để cướp đồ
Chiêu này đã "xưa như Trái Đất" nhưng chưa bao giờ thôi hiệu quả. Thông thường, bọn chúng sẽ quan sát và lợi dụng đúng lúc nạn nhân mất cảnh giác nhất để ra tay. Kịch bản kinh điển thường là giả vờ trượt chân xô vào, hay đổ nước vào người bạn để phân tán sự chú ý. Kẻ gian sẽ vờ xin lỗi bạn rối rít, thậm chí còn lau giùm vết bẩn hoặc đỡ bạn dậy nhưng thực chất là đang thừa cơ thực hiện hành vi trộm cắp "ngọt ngào".
Theo Ngoisao