Trong lịch sử, trái đất đã trải qua 5 cuộc đại tuyệt chủng đáng sợ, khiến hàng loạt các loài động thực vật biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những loài sinh vật tồn tại kỳ diệu cho đến tận ngày nay. Và trong số những loài động vật từ thời cổ đại đó, chúng ta không thể không kể đến loài cua móng ngựa, hay còn được biết đến với tên gọi là sam.
Phát hiện hóa thạch cho thấy cua móng ngựa có niên đại gần 450 triệu năm, lâu hơn rất nhiều so với loài khủng long đã tuyệt chủng. Trải qua hàng trăm triệu năm, cua móng ngựa vẫn giữ nguyên những đặc điểm kích cỡ, hình dạng vốn có.
Theo nghiên cứu, cua móng ngựa cái có thể đẻ tới 90.000 trứng, tuy nhiên, trong số này, chỉ có 10 trứng có thể tồn tại. Số lượng trứng cực lớn của loài cua móng ngựa giúp cung cấp lượng thức ăn dồi dào cho hàng loạt các loài chim biển cũng như góp phần cân bằng hệ sinh thái.
Tuy nhiên, lợi ích của cua móng ngựa không chỉ dừng lại ở đó. Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra dòng máu xanh của loài cua móng ngựa có tác dụng vô hiệu hóa các vi khuẩn độc hại. Bởi vậy, từ những năm 1970, ngành y tế đã sử dụng máu của loài động vật này để kiểm tra các loại vắc xin nhằm xác định xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không.
Theo các nhà khoa học, chỉ cần 45 phút tiếp xúc với chất Limulus amebocyte lysate (LAL) được chiết suất từ máu cua móng ngựa là đã có thể phát hiện nội độc tố từ vi khuẩn gram âm rất khó quan sát thấy. Nhờ vậy mà cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) luôn yêu cầu các công ty dược phẩm kiểm tra các loại vắc xin bằng máu cua móng ngựa trước khi đưa tới tay người bệnh.
Với tác dụng kỳ diệu, giá thành của cua móng ngựa ngày càng trở nên đắt đỏ. Cụ thể, 1 gallon (3,7 lít) máu cua móng ngựa có giá lên đến 60.000USD. Hiện, cua móng ngựa là 1 trong những mục tiêu đánh bắt toàn cầu. Theo thống kê, mỗi năm, khoảng 500.000 con cua móng ngựa bị bắt để lấy máu cung cấp cho các công ty dược phẩm.
Tuy nhiên, phía sau ngành công nghiệp khai thác máu cua móng ngựa là những hình ảnh tàn nhẫn khiến nhiều người không khỏi xót xa. Để có thể lấy được máu của loài động vật quý này, người ta thường nhốt và chiết suất máu của chúng trong vòng từ 24 đến 72 tiếng. Sau đó, những chiếc chai đựng đầy máu xanh của cua móng ngựa sẽ được dùng để kiểm tra vắc xin có bị nhiễm vi khuẩn có hại hay không.
Chính vì cua móng ngựa đẻ ra tiền, nên người ta mới chú trọng đến việc bảo vệ sự sinh tồn của chúng. Với mỗi con cua móng ngựa, người ta chỉ khai thác 30% máu. Sau đó, họ sẽ thả chúng về với đại dương. Dù vậy, tỷ lệ cua móng ngựa chết trong quá trình khai thác máu vẫn lên đến 10-30%.
Hiện nay, số lượng cua móng ngựa đang ngày càng sụt giảm nghiêm trọng, chính vì vậy, các nhà khoa học đang vô cùng lo lắng cho tương lai của ngành y tế thế giới.
Cận cảnh 1 con cua móng ngựa.
Phát hiện hóa thạch cho thấy cua móng ngựa có niên đại gần 450 triệu năm, lâu hơn rất nhiều so với loài khủng long đã tuyệt chủng. Trải qua hàng trăm triệu năm, cua móng ngựa vẫn giữ nguyên những đặc điểm kích cỡ, hình dạng vốn có.
Cua móng ngựa có vai trò quan trọng trong ngành y tế thế giới.
Theo nghiên cứu, cua móng ngựa cái có thể đẻ tới 90.000 trứng, tuy nhiên, trong số này, chỉ có 10 trứng có thể tồn tại. Số lượng trứng cực lớn của loài cua móng ngựa giúp cung cấp lượng thức ăn dồi dào cho hàng loạt các loài chim biển cũng như góp phần cân bằng hệ sinh thái.
Tuy nhiên, lợi ích của cua móng ngựa không chỉ dừng lại ở đó. Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra dòng máu xanh của loài cua móng ngựa có tác dụng vô hiệu hóa các vi khuẩn độc hại. Bởi vậy, từ những năm 1970, ngành y tế đã sử dụng máu của loài động vật này để kiểm tra các loại vắc xin nhằm xác định xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không.
Các nhà khoa học chiết suất máu từ cua móng ngựa.
Theo các nhà khoa học, chỉ cần 45 phút tiếp xúc với chất Limulus amebocyte lysate (LAL) được chiết suất từ máu cua móng ngựa là đã có thể phát hiện nội độc tố từ vi khuẩn gram âm rất khó quan sát thấy. Nhờ vậy mà cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) luôn yêu cầu các công ty dược phẩm kiểm tra các loại vắc xin bằng máu cua móng ngựa trước khi đưa tới tay người bệnh.
Với tác dụng kỳ diệu, giá thành của cua móng ngựa ngày càng trở nên đắt đỏ. Cụ thể, 1 gallon (3,7 lít) máu cua móng ngựa có giá lên đến 60.000USD. Hiện, cua móng ngựa là 1 trong những mục tiêu đánh bắt toàn cầu. Theo thống kê, mỗi năm, khoảng 500.000 con cua móng ngựa bị bắt để lấy máu cung cấp cho các công ty dược phẩm.
Tuy nhiên, phía sau ngành công nghiệp khai thác máu cua móng ngựa là những hình ảnh tàn nhẫn khiến nhiều người không khỏi xót xa. Để có thể lấy được máu của loài động vật quý này, người ta thường nhốt và chiết suất máu của chúng trong vòng từ 24 đến 72 tiếng. Sau đó, những chiếc chai đựng đầy máu xanh của cua móng ngựa sẽ được dùng để kiểm tra vắc xin có bị nhiễm vi khuẩn có hại hay không.
Hình ảnh những con cua móng ngựa bị nhốt để lấy máu.
Chính vì cua móng ngựa đẻ ra tiền, nên người ta mới chú trọng đến việc bảo vệ sự sinh tồn của chúng. Với mỗi con cua móng ngựa, người ta chỉ khai thác 30% máu. Sau đó, họ sẽ thả chúng về với đại dương. Dù vậy, tỷ lệ cua móng ngựa chết trong quá trình khai thác máu vẫn lên đến 10-30%.
Hiện nay, số lượng cua móng ngựa đang ngày càng sụt giảm nghiêm trọng, chính vì vậy, các nhà khoa học đang vô cùng lo lắng cho tương lai của ngành y tế thế giới.
Theo Trí thức trẻ