Những khác biệt trong ngành công nghiệp âm nhạc USUK và Kpop

Từ phong cách đến hình thức quảng bá, âm nhạc USUK và Kpop có rất nhiều điểm khác biệt.

Ngành công nghiệp âm nhạc USUK và Kpop có khác nhau nhiều không? Nhiều, rất nhiều, nhưng không phải theo kiểu "nghe nhạc USUK thì sành điệu hơn", "sao USUK hát hay hơn", v.v... Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm danh những đặc điểm khác nhau nổi bật giữa ngành công nghiệp âm nhạc USUK và Kpop:

Mối quan hệ giữa nghệ sỹ và công ty quản lý / hãng đĩa

USUK: Các hãng đĩa không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của nghệ sỹ, thay vào đó, chỉ định hướng hình ảnh, cá tính trong âm nhạc, dòng nhạc mà nghệ sỹ theo đuổi. Các nghệ sỹ dĩ nhiên có quyền tham gia vào quá trình sản xuất ra những đứa con tinh thần của mình.

Kpop: Phần lớn công ty quản lý có "quyền năng tối thượng": không chỉ toàn quyền quyết định về sản phẩm âm nhạc mà còn quản lý luôn cả cuộc sống riêng tư của các nghệ sỹ. Nhiều nghệ sỹ dù thuộc hàng top trong Kpop vẫn chỉ là những con rối trong tay công ty quản lý, hoàn toàn bị phụ thuộc.

Nhóm nhạc

USUK: Từ lâu đã không còn là thời của các nhóm nhạc. Trong số các nhóm nhạc nam và nữ hiện nay, chỉ có duy nhất One Direction là thành công.

Kpop: Đã bước sang thời kỳ bão hòa idolgroup từ lâu nhưng các nhóm nhạc vẫn là lực lượng thống trị trong Kpop hiện nay.

One Direction là ví dụ hiếm hoi cho nhóm nhạc thành công, nổi đình nổi đám ở USUK

Trong khi đó, idolgroup vẫn đang chiếm thế thượng phong trong Kpop

Vũ đạo

USUK: Ngày xửa ngày xưa, thời Teen Pop của Britney Spears và những Westlife, Boyzone, Backstreet Boys, *N SYNC, v.v... thì vũ đạo nhóm rất thịnh hành. Ngày nảy ngày nay, vũ đạo nhóm vẫn tồn tại trong âm nhạc USUK nhưng được thực hiện bởi các vũ công phụ họa chứ không phải nghệ sỹ.

Kpop: Vũ đạo nhóm muôn năm! Kpop đang trong những năm thịnh của idolgroup và vũ đạo nhóm cũng vậy. Phải có đến 99% các idolgroup vẫn còn chuộng vũ đạo nhóm. Big Bang và 2NE1 là hai nhóm nhạc hiếm hoi đã hạn chế tầm quan trọng của vũ đạo nhóm trong các sản phẩm âm nhạc gần đây.


Các nghệ sỹ USUK không xem trọng vũ đạo và thường để dành khoản này cho các
vũ công phụ họa


Vũ đạo là một phần không thể thiếu trên sân khấu của các idolgroup Kpop hiện nay

Giọng hát

Giọng hát có lẽ là một trong hai chủ đề hiếm hoi lạc lõng trong bài viết này. Vì sao? Vì giọng hát hoàn toàn không phải là điểm khác biệt trong âm nhạc USUK và Kpop như nhiều fan vẫn lấy ra để tranh cãi. USUK hay Kpop cũng đều có những nghệ sỹ sở hữu chất giọng tuyệt vời và những người nổi tiếng hát không ra hơi nhưng vẫn là ca sỹ.


USUK hay Kpop thì cũng có những nghệ sỹ sở hữu giọng ca "đỉnh của đỉnh" và những
 ca sỹ không-biết-hát


MV

USUK: Vũ đạo không được đặt nặng trên sân khấu và trong MV cũng vậy. Số lượng MV được xây dựng dưới dạng phim ngắn ít hơn Kpop.

Kpop: MV Kpop ngày xưa đặt nặng vũ đạo và cốt truyện, đặc biệt là cốt truyện cướp nước mắt người xem. Ngày nay, những MV phim ngắn dài lê thê đã giảm đi nhiều.

MV USUK không đặt nặng cốt truyện

MV Kpop thì lại rất nổi về khoản MV phim ngắn, đặc biệt là dạng cướp nước mắt người xem

Quảng bá single

USUK: Các nghệ sỹ USUK thường quảng bá lần lượt nhiều single trong album (thường là từ 3 single trở lên cho mỗi album) và single nào cũng được sắm một MV. Các single được phát hành cách nhau từ 2-3 tháng.

Kpop: Ngày xưa, các nghệ sỹ Kpop chỉ quảng bá 1 single duy nhất cho mỗi lần lên sàn. Ngày nay, số lượng phổ biến đã tăng lên 2 bài/lần tái xuất. Các ca khúc được mang lên sân khấu quảng bá cách nhau khoảng 1 tháng.

Hình thức quảng bá

USUK: Các nghệ sỹ USUK thường quảng bá single mới trong các TV show, trên sân khấu các lễ trao giải diễn ra trong thời gian gần và trong tour diễn quảng bá album.

Kpop: Các nghệ sỹ Kpop thường biểu diễn đi, biểu diễn lại 1 ca khúc mới với tần suất từ 4-5 lần/tuần trong thời gian 1-2 tháng trên các show âm nhạc cố định hàng tuần. Không phải nghệ sỹ nào cũng có điều kiện tổ chức tour diễn để quảng bá album.

Sao USUK chỉ biểu diễn quảng bá vài lần trên các TV show và lễ trao giải, sau đó đi tour quảng bá cả album

Nghệ sỹ Kpop "tua đi, tua lại" một màn biểu diễn 4-5 lần/tuần suốt 1-2 tháng

Album

USUK: Các album được đầu tư tử tế từ đầu đến cuối.

Kpop: Do đặc thù chỉ tập trung quảng bá 1 đến 2 ca khúc nên nhiều nghệ sỹ khi thực hiện album thường góp nhặt các ca khúc không chất lượng với mục tiêu lấp cho đầy chỗ trong album. Chủ trương đầu tư cho các album chất lượng từ đầu đến cuối hiện nay trong Kpop chỉ mới có nhà YG.

Trang phục biểu diễn

USUK: Các nghệ sỹ USUK, đặc biệt là những nghệ sỹ nam, thường xuyên lên sân khấu biểu diễn trong những trang phục thường ngày, thoải mái.

Kpop: Nghệ sỹ Kpop hầu như luôn xuất hiện trong những trang phục biểu diễn cầu kỳ, kiểu cách.

Sao USUK vẫn lên sân khấu với trang phục đơn giản, thoải mái...


... còn sao Kpop luôn rất cầu kỳ chuyện trang phục biểu diễn

Fan cuồng


Dù nền văn hóa Đông Tây khác biệt nhưng fan cuồng USUK và fan cuồng Kpop cũng chẳng khác nhau là mấy. Cũng theo dõi, đeo bám thần tượng khắp nơi, cũng phản ứng tiêu cực khi thần tượng có người yêu (chửi bới, dọa giết trên các trang mạng xã hội), cũng có những kiểu thể hiện tình yêu bệnh hoạn (đột nhập vào nhà, gửi những món quà kinh khủng, tự rạch tay, v.v...).




Fan cuồng thì USUK hay Kpop cũng gây kinh sợ như nhau cả!

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tức mới nhất