Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Nổi bật tại đây là "chợ phiên đồ xưa", nơi trưng bày những kỷ vật quen thuộc của người
 dân thủ đô trong thời kỳ bao cấp. Thậm chí nhiều loại đồ dùng trong những năm 90 đến
 nay cũng đã trở thành kỷ niệm.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Một chủ gian hàng cho biết, tham gia tại đây giúp mọi người giao lưu là chính, giao
 dịch mua bán cũng có nhưng không nhiều.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Anh Phùng Chí Kiên (nhà ở phố Hàng Buồm) đưa con trai là Phùng Đức Xuân đi chợ
 đồ xưa. Anh chia sẻ, đưa cháu đến đây để cho cháu thấy một phần của Hà Nội, để c
háu hiểu được thời cha, thời ông đã từng sống như thế nào.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Ở phiên chợ này, người ta có thể tìm thấy những chiếc điện thoại quay số mà trước
đây thường chỉ có ở các gia đình khá giả.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Dép cao su được cánh đàn ông thường xuyên sử dụng từ thời kháng chiến chống
Pháp, Mỹ cho đến những năm 90 mới bắt đầu dần biến mất.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Bộ sưu tầm tiền Việt Nam qua các thời kỳ cũng được trưng bày tại đây.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Những chiếc đồng hồ chạy bằng dây cót được sản xuất ở Liên Xô.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Chiếc đèn pin soi sáng thời nhiều nơi còn chưa có điện lưới.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Chiếc cạp lồng đựng cơm, đựng mỡ từng theo những người lính vào sinh ra tử.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Đèn dầu là đồ dùng không thể thiếu trong mỗi nhà, thậm chí ngày nay nó vẫn còn
 được sử dụng tuy không nhiều.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Huy chương ghi dấu nhiều chiến công lừng lẫy của quân đội Việt Nam. Ngoài ra
 còn có những chiếc huy chương của Liên Xô cũ.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Chiếc máy chữ, vật dụng gắn liền với những cán bộ công chức, trí thức thời xưa.

Những kỷ vật chỉ còn trong ký ức người Hà Nội
Một khách hàng lớn tuổi đang lần giở những cuốn sách nhuốm màu thời gian.

Theo Zing