Nấm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu có một chút nghi ngờ về nguồn gốc thì tuyệt đối không nên ăn.
Theo các chuyên gia, nấm có hai loại chính, loại ăn được và không ăn được. Nấm không ăn được thường được gọi là nấm độc, nếu nhỡ ăn phải có thể tử vong, thực tế đã có nhiều trường hợp bỏ mạng vì ăn phải nấm độc. Một số loại nấm ăn vào không làm chết ngay nhưng gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh... Nếu ăn nhiều, trong thời gian dài, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong.
Để phân biệt nấm độc và nấm không độc bằng mắt thường là rất khó, vì vậy tuyệt đối không nên ăn nếu không rõ nguồn gốc.
Những loại nấm tuyệt đối không nên ăn
- Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc. Không ăn các loại nấm hoang dại vì rất khó phân biệt.
- Không ăn loại nấm nếu khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.
- Không ăn nấm khi không rõ địa chỉ vì nấm có độc rất giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
- Không ăn cùng lúc nhiều loại nấm vì ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học dễ gây ngộ độc.
- Không ăn nấm khi uống rượu vì có một số loại nấm dại tuy không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu nên dễ gây ngộ độc.
Những loại nấm nên ăn nhiều
Nấm hương
Nấm hương hàm chứa một chất hương thơm đặc biệt, đó là adenine, vì vậy nấu món ăn với nấm hương có hương vị rất thơm ngon. Thành phần dinh dưỡng của nấm hương rất cao, hàm chứa phong phú protein, có đến 9 loại acid amin, sắt, vitamin B, Egosterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, ngăn ngừa phòng chống thiếu máu, cao huyết áp và loãng xương hữu hiệu.
Ngoài ra, nấm hương còn hàm chứa nhiều loại đường giúp nâng cao cơ năng miễn dịch cho cơ thể, chất ARN sợi kép có thể phân tách ra, có thể can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư và virus.
Nấm kim châm
Nấm kim châm hàm chứa đại lượng protein và chất xơ, không những có mùi vị thơm ngon mà còn chất xơ trong nấm giúp thúc đẩy dạ dày, đường ruột nhu động, phòng chống táo bón và béo phì, công hiệu cực tốt.
Ngoài ra, chất kẽm và kali có trong nấm kim châm rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.
Nấm rơm, nấm bào ngư
Vitamin C trong nấm rơm và nấm bào ngư tươi cao gấp 6 lần so với hàm lượng cam quýt, thường xuyên ăn nấm rơm có ích giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài chứa lượng cao protein, chất béo, các loại đường, canxi, photpho, sắt, vitamin B, vitamin C ra, nấm rơm còn chứa 7 đến 8 loại acid amin, còn có một loại protit khác biệt giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, là thực phẩm chống ung thư rất tốt. Nấm rơm thịt mềm, mịn, dễ ăn, mùi vị tươi ngon. Khi chọn mua nên chọn loại nấm cơ thể dày dặn, ô nấm phía trên vẫn chưa mở ra hết là tốt nhất.
Nấm mèo
Nấm mèo là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém. Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.
Nấm mèo cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì.
Theo các chuyên gia, nấm có hai loại chính, loại ăn được và không ăn được. Nấm không ăn được thường được gọi là nấm độc, nếu nhỡ ăn phải có thể tử vong, thực tế đã có nhiều trường hợp bỏ mạng vì ăn phải nấm độc. Một số loại nấm ăn vào không làm chết ngay nhưng gây nhiều bệnh về tiêu hóa, gan, thận, thần kinh... Nếu ăn nhiều, trong thời gian dài, không được điều trị kịp thời dễ gây tử vong.
Để phân biệt nấm độc và nấm không độc bằng mắt thường là rất khó, vì vậy tuyệt đối không nên ăn nếu không rõ nguồn gốc.
Những loại nấm tuyệt đối không nên ăn
- Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc. Không ăn các loại nấm hoang dại vì rất khó phân biệt.
- Không ăn loại nấm nếu khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.
- Không ăn nấm khi không rõ địa chỉ vì nấm có độc rất giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
- Không ăn cùng lúc nhiều loại nấm vì ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học dễ gây ngộ độc.
- Không ăn nấm khi uống rượu vì có một số loại nấm dại tuy không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu nên dễ gây ngộ độc.
Ảnh minh họa.
Những loại nấm nên ăn nhiều
Nấm hương
Nấm hương hàm chứa một chất hương thơm đặc biệt, đó là adenine, vì vậy nấu món ăn với nấm hương có hương vị rất thơm ngon. Thành phần dinh dưỡng của nấm hương rất cao, hàm chứa phong phú protein, có đến 9 loại acid amin, sắt, vitamin B, Egosterol có thể chuyển hóa thành vitamin D, ngăn ngừa phòng chống thiếu máu, cao huyết áp và loãng xương hữu hiệu.
Ngoài ra, nấm hương còn hàm chứa nhiều loại đường giúp nâng cao cơ năng miễn dịch cho cơ thể, chất ARN sợi kép có thể phân tách ra, có thể can thiệp vào sự phát triển của tế bào ung thư và virus.
Nấm kim châm
Nấm kim châm hàm chứa đại lượng protein và chất xơ, không những có mùi vị thơm ngon mà còn chất xơ trong nấm giúp thúc đẩy dạ dày, đường ruột nhu động, phòng chống táo bón và béo phì, công hiệu cực tốt.
Ngoài ra, chất kẽm và kali có trong nấm kim châm rất hữu ích cho người già và bệnh nhân tăng huyết áp. Loại nấm này cũng chứa một chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu quả.
Nấm rơm, nấm bào ngư
Vitamin C trong nấm rơm và nấm bào ngư tươi cao gấp 6 lần so với hàm lượng cam quýt, thường xuyên ăn nấm rơm có ích giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài chứa lượng cao protein, chất béo, các loại đường, canxi, photpho, sắt, vitamin B, vitamin C ra, nấm rơm còn chứa 7 đến 8 loại acid amin, còn có một loại protit khác biệt giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, là thực phẩm chống ung thư rất tốt. Nấm rơm thịt mềm, mịn, dễ ăn, mùi vị tươi ngon. Khi chọn mua nên chọn loại nấm cơ thể dày dặn, ô nấm phía trên vẫn chưa mở ra hết là tốt nhất.
Nấm mèo
Nấm mèo là thức ăn, vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém. Ăn nấm mèo sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.
Nấm mèo cũng có tác dụng giảm cholesterone trong máu, và góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì.
Theo Gia đình & xã hội