Thậm chí, trong danh sách 4 loại quả này, có quả còn được nhập 100% từ Trung Quốc.
Mới đây, táo đá Hà Giang tạo lên một cơn sốt trên cả “chợ mạng” lẫn chợ ngoài đời thực bởi loại quả này tuy có “ngoại hình” không đẹp nhưng ăn lại giòn ngọt với giá bán chỉ từ 25.000-50.000 đồng/kg.
Cũng chính từ “ngoại hình” bên ngoài không hoàn hảo, cộng với mác “táo đá Hà Giang” nên người dân từ khắp các tỉnh thành Bắc Bộ, trong đó có cả Hà Nội phát cuồng, mua về ăn hàng ngày mà không biết chán. Dân bán lẻ mỗi ngày bán được trung bình 1-1,5 tạ táo đá. Còn với dân buôn, con số lên đến hàng tấn. Thế nhưng, khi cơn sốt lên đến đỉnh điểm, táo đá tràn ngập chợ, thậm chí trên Hà Giang, táo đá cũng được bán khắp phố phường thì lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Giang cho biết, ở Quảng Bạ, Đồng Văn (nơi được dân buôn quảng cáo về nguồn gốc của táo đá) không trồng táo đá.
Trên thực tế, loại táo đá này được trồng từ một số địa phương của Trung Quốc giáp với vùng biên Việt Nam. Chính dân buôn ở trên Hà Giang cũng thừa nhận, táo đá họ bán đều được nhập về từ Trung Quốc.
Từ đây, người tiêu dùng Việt mới vỡ lẽ, hóa ra, hàng chục năm nay, năm nào cũng mua táo đá Tàu về ăn mà cứ ngỡ đang được thưởng thức táo đá Việt Nam.
Ăn hàng ngàn tấn xoài mút Tàu mỗi năm
Trước đó, vào hồi tháng tháng 7 năm nay, xoài mút cũng khuấy đảo thị trường.
Được bày bán la liệt khắp các tuyến phố, tràn ngập chợ ở Hà Nội, giá xoài mút khá rẻ. Vào chính vụ, xoài mút chỉ có giá 20.000-25.000 đồng/kg.
Giá rẻ, cùng với ưu điểm “nhỏ nhưng có võ” vì ăn xoài mút vỏ mỏng, hạt mỏng, ăn cực kỳ ngọt. Đặc biệt, loại xoài này lại được quảng cáo là đặc sản ở các vựa hoa quả miền Tây nên đã chiếm trọn được cảm tình của người dân Hà thành. Song, khi trên mạng xuất hiện đoạn clip đặt ra nghi vấn xoài mút được làm giả bằng nilon thì Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) mới chính thức lên tiếng khẳng định rằng không có chuyện xoài làm giả bằng nilon.
Để chứng minh, cơ quan này đã công bố nguồn gốc của loại xoài mút đang khiến người dân xôn xao được nhập từ Trung Quốc. Số lượng nhập khẩu mỗi năm ước khoảng 2.000-2.500 tấn.
Sau khi câu chuyện thật giả về quả xoài được sáng tỏ, dân Hà thành lúc ấy cũng thêm một lần nữa nhận ra, hóa ra xoài - loại quả Việt Nam nhiều vô kể, xuất khẩu khắp các nước trên thế giới - nhưng vẫn âm thầm nhập từ Trung Quốc về trong nước bao lâu nay mà không ai hay biết.
Đặc sản lừa thanh mai gây sốt Hà thành
Ngồi điểm qua các loại hoa quả Tàu mà người dân cứ tưởng hàng Việt thì đặc sản thanh mai chắc chắn đứng vị trí số 1. Bởi, cách đây hơn 1 năm, quả thanh mai gây sốt ở Hà thành khiến người dân, nhất là các chị em công sở phát cuồng, tranh nhau mua loại quả được ví von “đẹp từ trong ra ngoài”. Theo cơn cuồng thanh mai khi ấy, dân Hà thành bị một vố hớ nặng bởi, thanh mai mua ở chợ đầu mối chỉ 8.000 đồng/kg nhưng đến tay người tiêu dùng, thanh mai được bán với giá 80.000 đồng/kg. Thậm chí, gặp khách sộp, thanh mai còn được bán với giá 150.000-200.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, tên gọi “đặc sản lừa thanh mai” không chỉ đơn giản là câu chuyện mua rẻ bán đắt mà người dân Hà thành còn bị lừa vì thanh mai bán ở đường phố Hà Nội không phải là thanh mai Lào Cai, Quảng Ninh. Đó đích danh là hàng nhập từ Trung Quốc.
Và ông Nguyễn Văn Tuân, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm dịch thực vật vùng Lào Cai, cho biết, thanh mai được Trung Quốc trồng làm cây hàng hóa nên xuất khẩu rất nhiều.
Lựu Trung Quốc ăn hàng thập kỷ vẫn nghĩ lựu Việt
Tương tự, lựu cũng nằm trong danh sách những loại quả có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng người dân cứ nghĩ hàng Việt mà không hay biết rằng, lựu bán trên thị trường còn được nhập 100% từ Trung Quốc.
Từ tháng 8 đến khoảng đầu tháng 11, lựu được bày bán khắp các chợ, giá chỉ từ 25.000-45.000 đồng/kg tùy loại kèm với những lời quảng cáo lựu Việt ngon ngọt, hàng sạch không hóa chất bảo quản. Chị em cực kỳ thích thú khi quả lựu có khá nhiều công dụng như: giải khát, làm đẹp, giảm cân,... Do đó, nhiều người còn mua lựu về ăn trừ bữa. Song, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho hay, hoa quả Việt Nam khá phong phú, nhưng riêng cây lựu, Bộ chưa có quy hoạch vùng trồng lựu làm hàng hóa. Còn các địa phương có trồng tập trung hay không thì không thể nắm rõ.
“Hiện loại này chúng ta vẫn nhập của Trung Quốc về bán”, vị lãnh đạo này chia sẻ.
Theo ông Trần Văn Hoàng, Chi cục phó Chi Cục Kiểm dịch vùng VIII (Lào Cai), mặt hàng lựu được nhập chủ yếu tập trung vào tháng 7-12, chính vụ khoảng từ tháng 7-10. Năm 2015, vào những tháng cao điểm, mỗi ngày Việt Nam nhập trên dưới 100 tấn lựu.
Mới đây, táo đá Hà Giang tạo lên một cơn sốt trên cả “chợ mạng” lẫn chợ ngoài đời thực bởi loại quả này tuy có “ngoại hình” không đẹp nhưng ăn lại giòn ngọt với giá bán chỉ từ 25.000-50.000 đồng/kg.
Cũng chính từ “ngoại hình” bên ngoài không hoàn hảo, cộng với mác “táo đá Hà Giang” nên người dân từ khắp các tỉnh thành Bắc Bộ, trong đó có cả Hà Nội phát cuồng, mua về ăn hàng ngày mà không biết chán. Dân bán lẻ mỗi ngày bán được trung bình 1-1,5 tạ táo đá. Còn với dân buôn, con số lên đến hàng tấn. Thế nhưng, khi cơn sốt lên đến đỉnh điểm, táo đá tràn ngập chợ, thậm chí trên Hà Giang, táo đá cũng được bán khắp phố phường thì lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Giang cho biết, ở Quảng Bạ, Đồng Văn (nơi được dân buôn quảng cáo về nguồn gốc của táo đá) không trồng táo đá.
Trên thực tế, loại táo đá này được trồng từ một số địa phương của Trung Quốc giáp với vùng biên Việt Nam. Chính dân buôn ở trên Hà Giang cũng thừa nhận, táo đá họ bán đều được nhập về từ Trung Quốc.
Từ đây, người tiêu dùng Việt mới vỡ lẽ, hóa ra, hàng chục năm nay, năm nào cũng mua táo đá Tàu về ăn mà cứ ngỡ đang được thưởng thức táo đá Việt Nam.
Ăn hàng ngàn tấn xoài mút Tàu mỗi năm
Trước đó, vào hồi tháng tháng 7 năm nay, xoài mút cũng khuấy đảo thị trường.
Được bày bán la liệt khắp các tuyến phố, tràn ngập chợ ở Hà Nội, giá xoài mút khá rẻ. Vào chính vụ, xoài mút chỉ có giá 20.000-25.000 đồng/kg.
Giá rẻ, cùng với ưu điểm “nhỏ nhưng có võ” vì ăn xoài mút vỏ mỏng, hạt mỏng, ăn cực kỳ ngọt. Đặc biệt, loại xoài này lại được quảng cáo là đặc sản ở các vựa hoa quả miền Tây nên đã chiếm trọn được cảm tình của người dân Hà thành. Song, khi trên mạng xuất hiện đoạn clip đặt ra nghi vấn xoài mút được làm giả bằng nilon thì Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) mới chính thức lên tiếng khẳng định rằng không có chuyện xoài làm giả bằng nilon.
Để chứng minh, cơ quan này đã công bố nguồn gốc của loại xoài mút đang khiến người dân xôn xao được nhập từ Trung Quốc. Số lượng nhập khẩu mỗi năm ước khoảng 2.000-2.500 tấn.
Sau khi câu chuyện thật giả về quả xoài được sáng tỏ, dân Hà thành lúc ấy cũng thêm một lần nữa nhận ra, hóa ra xoài - loại quả Việt Nam nhiều vô kể, xuất khẩu khắp các nước trên thế giới - nhưng vẫn âm thầm nhập từ Trung Quốc về trong nước bao lâu nay mà không ai hay biết.
Đặc sản lừa thanh mai gây sốt Hà thành
Ngồi điểm qua các loại hoa quả Tàu mà người dân cứ tưởng hàng Việt thì đặc sản thanh mai chắc chắn đứng vị trí số 1. Bởi, cách đây hơn 1 năm, quả thanh mai gây sốt ở Hà thành khiến người dân, nhất là các chị em công sở phát cuồng, tranh nhau mua loại quả được ví von “đẹp từ trong ra ngoài”. Theo cơn cuồng thanh mai khi ấy, dân Hà thành bị một vố hớ nặng bởi, thanh mai mua ở chợ đầu mối chỉ 8.000 đồng/kg nhưng đến tay người tiêu dùng, thanh mai được bán với giá 80.000 đồng/kg. Thậm chí, gặp khách sộp, thanh mai còn được bán với giá 150.000-200.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, tên gọi “đặc sản lừa thanh mai” không chỉ đơn giản là câu chuyện mua rẻ bán đắt mà người dân Hà thành còn bị lừa vì thanh mai bán ở đường phố Hà Nội không phải là thanh mai Lào Cai, Quảng Ninh. Đó đích danh là hàng nhập từ Trung Quốc.
Và ông Nguyễn Văn Tuân, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm dịch thực vật vùng Lào Cai, cho biết, thanh mai được Trung Quốc trồng làm cây hàng hóa nên xuất khẩu rất nhiều.
Lựu Trung Quốc ăn hàng thập kỷ vẫn nghĩ lựu Việt
Tương tự, lựu cũng nằm trong danh sách những loại quả có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng người dân cứ nghĩ hàng Việt mà không hay biết rằng, lựu bán trên thị trường còn được nhập 100% từ Trung Quốc.
Từ tháng 8 đến khoảng đầu tháng 11, lựu được bày bán khắp các chợ, giá chỉ từ 25.000-45.000 đồng/kg tùy loại kèm với những lời quảng cáo lựu Việt ngon ngọt, hàng sạch không hóa chất bảo quản. Chị em cực kỳ thích thú khi quả lựu có khá nhiều công dụng như: giải khát, làm đẹp, giảm cân,... Do đó, nhiều người còn mua lựu về ăn trừ bữa. Song, lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho hay, hoa quả Việt Nam khá phong phú, nhưng riêng cây lựu, Bộ chưa có quy hoạch vùng trồng lựu làm hàng hóa. Còn các địa phương có trồng tập trung hay không thì không thể nắm rõ.
“Hiện loại này chúng ta vẫn nhập của Trung Quốc về bán”, vị lãnh đạo này chia sẻ.
Theo ông Trần Văn Hoàng, Chi cục phó Chi Cục Kiểm dịch vùng VIII (Lào Cai), mặt hàng lựu được nhập chủ yếu tập trung vào tháng 7-12, chính vụ khoảng từ tháng 7-10. Năm 2015, vào những tháng cao điểm, mỗi ngày Việt Nam nhập trên dưới 100 tấn lựu.
Theo Vietnamnet