Những loại thực phẩm kỵ nhau tuyệt đối không dùng chung trong ngày Tết

Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể "hợp đồng tác chiến" (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia). Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.

Các loại rau củ kỵ nhau

Củ cải trắng kỵ lê, táo, nho, cà rốt, mộc nhĩ đen: củ cải trắng chứa nhiều axit cianogen lưu huỳnh. Còn lê, táo nho, chứa nhiều ceton đồng. Khi ăn chung các chất trong trái cây sẽ phản ứng với chất trong củ cải trắng, hậu quả là người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bị bệnh bướu cổ.

Củ cải giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ bị phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

Củ cải chứa nhiều enzym, mộc nhĩ đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, gây viêm da.


Nhung loai thuc pham ky nhau tuyet doi khong dung chung trong ngay Tet5

Dưa chuột kỵ cà chua: theo thói quen, nhiều người thường ăn sống dưa chuột cùng cà chua. Nhưng các nhà dinh dưỡng cho biết, trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Bởi vậy khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

Bí rợ kỵ cải thìa: vì bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, trong khi cải thìa có nhiều vitamin C. Khi ăn chung bí rợ với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa suy giảm.

Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: do cà chua chứa nhiều chất toan, nếu ăn cùng với khoai lang, vào dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Rau dền kỵ quả lê: trên thực tế nếu ăn cùng một bữa rau dền và quả lê sẽ bị nôn, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra tùy từng vùng miền, kinh nghiệm dân gian, nhân dân ta còn nhiều kinh nghiệm về các món ăn kỵ nhau.

Các món kỵ thịt bò


Nhung loai thuc pham ky nhau tuyet doi khong dung chung trong ngay Tet  3

Thịt bò kỵ rượu: thịt bò có nhiều chất bổ, rượu là chất cay nóng. Khi dùng chung 2 thứ dễ bị táo bón, viêm niêm mạc miệng, ù tai

Thịt bò kỵ hạt dẻ: thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C, nếu ăn chung chất đạm trong thịt bò dễ bị biến chất, mất giá trị dinh dưỡng. Mùa đông và nhất là dịp gần Tết, ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có nhiều hạt dẻ, bà con lưu ý không ăn hạt dẻ cùng bữa ăn có thịt bò.

Những món ăn kị với thịt gà


Nhung loai thuc pham ky nhau tuyet doi khong dung chung trong ngay Tet 2

Không ăn với cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép lại cam hàn, nếu ăn cùng nhau dễ gây mụn nhọn, phát chứng trường ung. Để giải, nên uống nước đỗ đen.

Không ăn với tôm: Cả tôm và gà đều cam ôn nên kết hợp cả 2 dễ gây ra ngứa ngáy khắp người, có thể nấu nước kinh giới uống để giải.

Cơm nếp: Danh y An Nhân cho biết, cơm nếp có tính ngọt ấm nên khi ăn kèm với thịt gà dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng, dân gian thường gọi là sán dây, sán sơ mít. Nên chúng ta không nên ăn nhiều 2 thứ này liền với nhau.

Muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, vừng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí hạ ứ huyết. Nên khi kết hợp ba thứ với nhau dễ gây ra chứng chóng mặt, ù tai, run rẩy người.

Tỏi, rau cải và hành sống: Thịt gà vốn cam ôn, tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi kết hợp với nhau dễ gây sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ, gây tổn thương khí huyết.

Mận: Mận khi ăn kèm với thịt gà dễ sinh chứng thổ tả, sốt rét, sốt nóng, do mận có tính ôn sáp. Nếu không may bị, nên nấu nước sơn trà uống.

Những món ăn kị với thịt lợn


Nhung loai thuc pham ky nhau tuyet doi khong dung chung trong ngay Tet 1

Thịt bò: Thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn, ích khí, nên khi kết hợp hai thứ này lại với nhau sẽ làm hạn chế điểm mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm.

Gan: Các loại gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hôi nên khi xào cùng thịt lợn sẽ kiến cho món ăn càng có mùi khó chịu, gây phản cảm với những người thưởng thức món ăn.

Đậu tương: Trong đậu tương có từ 60-80 phốt phi nên khi kết hợp với thịt lợn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn đi, đặc biệt là thịt nạc.

Ngoài ra, thịt lợn còn không nên kết hợp với ốc bươu, cam thảo, hay rau thơm. Thịt bò, thịt trâu không nên ăn cùng với lươn, hệ.

Củ cải sống hay chín đều có tác dụng hành khí, cần tránh kết hợp ăn khi đang dùng thuốc bổ: sâm Mỹ, đảng sâm, hoàng kỳ, hà thủ ô, nhân sâm…Ngoài ra, trong ngày Tết những người đang phải dùng thuốc đông y thì không nên ăn bánh trưng, xôi đỗ xanh, củ cải trắng.

Để vừa có những món ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe trong ngày Tết, nên nấu những thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên cũng cần lưu ý tránh ăn kèm với những thực phẩm kỵ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Theo Khỏe & Đẹp