1. Xoài
Lớp vỏ ngoài của xoài có công dụng như chất resveratrol, giúp đốt cháy và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào chất béo. Ngoài ra, hàm lượng lớn carotenoid, polyphenol, quercetin, omega-3, omega-6 và các axit béo trong vỏ xoài giúp phòng chống ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
2. Kiwi
Theo Daily Mail, lớp vỏ lông của kiwi có chứa rất nhiều flavonioids, chất chống oxy hóa và vitamin C cùng hàm lượng chất xơ cao gấp đôi phần thịt bên trong. Những chất này cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn do Staphylococcus và E.coli gây ra.
3. Dưa hấu
Lớp vỏ dưa hấu được nói ở đây chính là phần cùi màu trắng. Trong lớp cùi này có chứa citrulline sẽ chuyển hóa thành arginine, loại amino axit thiết yếu có lợi cho tim, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu. Do đó, dù khó ăn nhưng bạn cũng không nên gọt bỏ chúng.
Lớp vỏ ngoài của xoài có công dụng như chất resveratrol, giúp đốt cháy và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào chất béo. Ngoài ra, hàm lượng lớn carotenoid, polyphenol, quercetin, omega-3, omega-6 và các axit béo trong vỏ xoài giúp phòng chống ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
2. Kiwi
Theo Daily Mail, lớp vỏ lông của kiwi có chứa rất nhiều flavonioids, chất chống oxy hóa và vitamin C cùng hàm lượng chất xơ cao gấp đôi phần thịt bên trong. Những chất này cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn do Staphylococcus và E.coli gây ra.
3. Dưa hấu
Lớp vỏ dưa hấu được nói ở đây chính là phần cùi màu trắng. Trong lớp cùi này có chứa citrulline sẽ chuyển hóa thành arginine, loại amino axit thiết yếu có lợi cho tim, cải thiện khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn máu. Do đó, dù khó ăn nhưng bạn cũng không nên gọt bỏ chúng.
Lớp "vỏ" bổ dưỡng của dưa hấu chính là phần cùi màu trắng
có vị hơi nhạt mà bạn thường bỏ đi.
có vị hơi nhạt mà bạn thường bỏ đi.
4. Dưa chuột
Khi ăn dưa chuột, bạn không nên gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài vì chúng có chứa nhiều silica, chất hóa học có tác dụng tạo collagen, giữ cho da luôn tươi trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lớp vỏ bên ngoài càng sậm màu thì lượng chất chống oxy hóa càng nhiều. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm chất xơ hòa tan, kali và vitamin K. Vậy nên, bạn chỉ cần rửa chúng thật sạch, ngâm nước muối rồi ăn ngay mà không cần phải gọt vỏ.
5. Táo
Một quả táo có kích cỡ trung bình chứa khoảng 9 mg vitamin C, 100 IUs vitamin A và 200 mg kali. Nhưng nếu gọt bỏ vỏ, bạn đã vứt hết 1/2 lượng dưỡng chất nói trên. Hàm lượng các chất hóa học từ thực vật vốn có tác dụng phòng chống ung thư hiện diện trong vỏ táo cao hơn 87% so với phần thịt bên trong. Ngoài ra, lượng vitamin K ở vỏ cao gấp 4 lần so với phần thịt, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày. Đây là chất có khả năng giúp máu đông nhanh chóng khi bạn bị rách da, đồng thời chúng còn hỗ trợ việc cung cấp protein theo nhu cầu của cơ thể nhằm nuôi dưỡng các tế bào và duy trì sức khỏe cho xương.
6. Các loại quả thuộc họ cam, quýt
Lượng chất xơ trong vỏ cam, quýt, chanh nhiều gấp 4 lần so với phần ruột của chúng. Các loại vỏ này còn có chứa rất nhiều các flavonoid như tangeretin và nobiletin, những chất phòng chống ung thư. D-limonene trong vỏ cam, quýt có khả năng ngăn ngừa các tia tử ngoại và hạn chế nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, do vỏ của các loại quả này có vị đắng hơi khó ăn, bạn có thể băm nhuyễn và trộn vào salad, rau xanh hoặc các món ngọt như chè, bánh nướng.
7. Chuối
Lớp vỏ bên ngoài của quả chuối mang lại rất nhiều lợi ích. Chúng có chứa các vitamin B6, B12, magiê và kali. Lớp vỏ này còn chứa nhiều chất xơ hơn so với phần thịt bên trong nên sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng tryptophan, serotonin trong vỏ chuối giúp cải thiện tinh thần, mang lại tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bạn có thể ăn cả vỏ chuối sống đã được rửa sạch, hoặc đun sôi chúng trong vài phút rồi xay nhuyễn thành món sinh tố chung với những loại trái cây yêu thích khác.
Khi ăn dưa chuột, bạn không nên gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài vì chúng có chứa nhiều silica, chất hóa học có tác dụng tạo collagen, giữ cho da luôn tươi trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lớp vỏ bên ngoài càng sậm màu thì lượng chất chống oxy hóa càng nhiều. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm chất xơ hòa tan, kali và vitamin K. Vậy nên, bạn chỉ cần rửa chúng thật sạch, ngâm nước muối rồi ăn ngay mà không cần phải gọt vỏ.
5. Táo
Một quả táo có kích cỡ trung bình chứa khoảng 9 mg vitamin C, 100 IUs vitamin A và 200 mg kali. Nhưng nếu gọt bỏ vỏ, bạn đã vứt hết 1/2 lượng dưỡng chất nói trên. Hàm lượng các chất hóa học từ thực vật vốn có tác dụng phòng chống ung thư hiện diện trong vỏ táo cao hơn 87% so với phần thịt bên trong. Ngoài ra, lượng vitamin K ở vỏ cao gấp 4 lần so với phần thịt, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu vitamin K mà cơ thể cần mỗi ngày. Đây là chất có khả năng giúp máu đông nhanh chóng khi bạn bị rách da, đồng thời chúng còn hỗ trợ việc cung cấp protein theo nhu cầu của cơ thể nhằm nuôi dưỡng các tế bào và duy trì sức khỏe cho xương.
6. Các loại quả thuộc họ cam, quýt
Lượng chất xơ trong vỏ cam, quýt, chanh nhiều gấp 4 lần so với phần ruột của chúng. Các loại vỏ này còn có chứa rất nhiều các flavonoid như tangeretin và nobiletin, những chất phòng chống ung thư. D-limonene trong vỏ cam, quýt có khả năng ngăn ngừa các tia tử ngoại và hạn chế nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, do vỏ của các loại quả này có vị đắng hơi khó ăn, bạn có thể băm nhuyễn và trộn vào salad, rau xanh hoặc các món ngọt như chè, bánh nướng.
7. Chuối
Lớp vỏ bên ngoài của quả chuối mang lại rất nhiều lợi ích. Chúng có chứa các vitamin B6, B12, magiê và kali. Lớp vỏ này còn chứa nhiều chất xơ hơn so với phần thịt bên trong nên sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng tryptophan, serotonin trong vỏ chuối giúp cải thiện tinh thần, mang lại tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bạn có thể ăn cả vỏ chuối sống đã được rửa sạch, hoặc đun sôi chúng trong vài phút rồi xay nhuyễn thành món sinh tố chung với những loại trái cây yêu thích khác.
Theo Trí Thức Trẻ