Lợi ích của việc đạp xe
- Cải thiện chức năng tim phổi: Các chuyên gia vận động khoa học cho rằng, đi xe đạp có thể rèn luyện toàn diện các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chức năng tim phổi và tăng sức chịu đựng, thúc đẩy trao đổi chất và tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hóa. Xe đạp cũng được cho là một trong những phương tiện tốt nhất để khắc phục các vấn đề tim phổi.
Vận động bền bỉ lâu dài có thể giúp bão hòa oxy trong máu, giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch, tăng cường sức mạnh cho cơ tim và nhịp tim ổn định hơn, tăng lưu lượng vận chuyển máu gấp 2 – 2,5 lần, kết quả là tim tiêu tốn ít oxy, hiệu quả làm việc cao hơn trong quá trình vận động.
- Tăng cường thể chất và sự nhẫn nại: Tập thể dục bằng cách đi đạp xe là một phương pháp giúp bạn ngày một cải thiện chức năng của cơ bắp. Thường xuyên đi xe đạp giúp tăng cường cơ bắp cho chân và rất tốt cho sự di chuyển của hông và đầu gối.
Dần dần bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy sự cải thiện rõ rệt trong các cơ ở chân, đùi và hông. Ngoài ra, đi xe đạp là một cách tốt để xây dựng khả năng chịu đựng. Bởi vì mọi người thích đi xe đạp và họ sẽ không nhận ra rằng càng ngày họ càng có thể đi được xa hơn.
- Cải thiện sức khỏe tâm lý: Đi xe đạp ngoài trời có thể kích thích sức khỏe tâm lý. Kiểu vận động vừa phải này có thể khiến cơ thể bài tiết một loại hormone tên là endorphins β, có thể giúp con người thoát khỏi lo lắng, tinh thần vui vẻ, sảng khoái.
Đồng thời, việc dùng lực toàn thân trong quá trình đạp xe sẽ giúp thu hẹp mạch máu, khiến tuần hoàn máu được đẩy nhanh hơn, não bộ tiêu thụ nhiều oxy hơn, mắt tinh tai thính, tâm trí sáng suốt hơn.
Đạp xe sao cho đúng cách
- Tư thế: Tư thế đi xe đạp sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện, mà còn rất dễ làm tổn thương cơ thể. Chẳng hạn như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng…đều là những tư thế không chuẩn xác.
Tư thế đúng đó là: Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duổi thẳng, hóp chặt bụng, dùng cách thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng, đồng thời chú ý tới nhịp điệu đạp xem.
- Động tác: Nhiều người cho rằng, đạp xe chính là chân đạp xuống dưới, bánh xe quay thì đạp. Thực ra, đạp xe chính xác bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp cuối cùng đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Như vậy đạp xe nhịp nhành không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ.
- Tốc độ: Trên thực tế, nhiều người do bận rộn hoặc không để ý nên chỉ đạp xe dưới mức khả năng của mình. Điều này cũng tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ là tốt hơn đến 3 lần nếu biết và đạp với hết khả năng của mình. Lấy ví dụ về một buổi đạp xe kéo dài trong 30 phút: 10 phút đầu đạp với tốc độ 20-25 km/h để làm nóng, và cũng là thời gian ra đến đường tập chính, 10 phút sau đó, đạp nhanh hết mức có thể.
Ở giữa giai đoạn này, người tập phải có cảm giác khó thở, đổ mồ hôi, và hơi khó để duy trì vận tốc nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và người tập không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ cao nhất càng lâu càng tốt.10 phút cuối là thời gian thả lỏng nên cần đạp chậm để về nhà.
Để đạp xe với tất cả khả năng, người tập nên có một đồng hồ đo thời gian và tốc độ, để so sánh tốc độ cao nhất để đạt được qua mỗi ngày.
- Cải thiện chức năng tim phổi: Các chuyên gia vận động khoa học cho rằng, đi xe đạp có thể rèn luyện toàn diện các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chức năng tim phổi và tăng sức chịu đựng, thúc đẩy trao đổi chất và tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hóa. Xe đạp cũng được cho là một trong những phương tiện tốt nhất để khắc phục các vấn đề tim phổi.
Vận động bền bỉ lâu dài có thể giúp bão hòa oxy trong máu, giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch, tăng cường sức mạnh cho cơ tim và nhịp tim ổn định hơn, tăng lưu lượng vận chuyển máu gấp 2 – 2,5 lần, kết quả là tim tiêu tốn ít oxy, hiệu quả làm việc cao hơn trong quá trình vận động.
- Tăng cường thể chất và sự nhẫn nại: Tập thể dục bằng cách đi đạp xe là một phương pháp giúp bạn ngày một cải thiện chức năng của cơ bắp. Thường xuyên đi xe đạp giúp tăng cường cơ bắp cho chân và rất tốt cho sự di chuyển của hông và đầu gối.
Dần dần bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy sự cải thiện rõ rệt trong các cơ ở chân, đùi và hông. Ngoài ra, đi xe đạp là một cách tốt để xây dựng khả năng chịu đựng. Bởi vì mọi người thích đi xe đạp và họ sẽ không nhận ra rằng càng ngày họ càng có thể đi được xa hơn.
- Cải thiện sức khỏe tâm lý: Đi xe đạp ngoài trời có thể kích thích sức khỏe tâm lý. Kiểu vận động vừa phải này có thể khiến cơ thể bài tiết một loại hormone tên là endorphins β, có thể giúp con người thoát khỏi lo lắng, tinh thần vui vẻ, sảng khoái.
Đồng thời, việc dùng lực toàn thân trong quá trình đạp xe sẽ giúp thu hẹp mạch máu, khiến tuần hoàn máu được đẩy nhanh hơn, não bộ tiêu thụ nhiều oxy hơn, mắt tinh tai thính, tâm trí sáng suốt hơn.
Đạp xe sao cho đúng cách
- Tư thế: Tư thế đi xe đạp sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện, mà còn rất dễ làm tổn thương cơ thể. Chẳng hạn như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng…đều là những tư thế không chuẩn xác.
Tư thế đúng đó là: Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duổi thẳng, hóp chặt bụng, dùng cách thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng, đồng thời chú ý tới nhịp điệu đạp xem.
- Động tác: Nhiều người cho rằng, đạp xe chính là chân đạp xuống dưới, bánh xe quay thì đạp. Thực ra, đạp xe chính xác bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp cuối cùng đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Như vậy đạp xe nhịp nhành không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ.
- Tốc độ: Trên thực tế, nhiều người do bận rộn hoặc không để ý nên chỉ đạp xe dưới mức khả năng của mình. Điều này cũng tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ là tốt hơn đến 3 lần nếu biết và đạp với hết khả năng của mình. Lấy ví dụ về một buổi đạp xe kéo dài trong 30 phút: 10 phút đầu đạp với tốc độ 20-25 km/h để làm nóng, và cũng là thời gian ra đến đường tập chính, 10 phút sau đó, đạp nhanh hết mức có thể.
Ở giữa giai đoạn này, người tập phải có cảm giác khó thở, đổ mồ hôi, và hơi khó để duy trì vận tốc nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và người tập không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ cao nhất càng lâu càng tốt.10 phút cuối là thời gian thả lỏng nên cần đạp chậm để về nhà.
Để đạp xe với tất cả khả năng, người tập nên có một đồng hồ đo thời gian và tốc độ, để so sánh tốc độ cao nhất để đạt được qua mỗi ngày.
Theo Trí thức trẻ