hời tiết chuyển mùa sang thu đông cũng là lúc món lẩu lên ngôi nhưng không phải ai cũng biết ăn lẩu thế nào cho đúng và đảm bảo sức khỏe.
Thời gian ăn không nên kéo dài
Không nên ngồi ăn lẩu quá hai tiếng. Ảnh: nonla.
Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu là lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Ăn chín, uống sôi
Nhúng thực phẩm chín kỹ mới ăn thì tốt hơn. Ảnh: baodoi.
Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Những điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sổi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... vì vậy khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Chuẩn bị sẵn nhiều nước lẩu để có thể đổ thêm hoặc thay khi ngồi ăn lâu. Ảnh: muachung.
Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt
Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày. Các loại rau ăn lẩu phổ biến và có lợi như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ
Lẩu rất giàu protein và chất béo trong khi thường xuyên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Những người nên kiêng ăn lẩu
Lẩu Thái chua cay không thích hợp với người bị bệnh dạ dày.
Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.
Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.
Thời gian ăn không nên kéo dài
Không nên ngồi ăn lẩu quá hai tiếng. Ảnh: nonla.
Thông thường chúng ta có thói quen ngồi bàn lẩu là lai dai, chuyện trò kết hợp ăn uống kéo dài. Vì món ăn lúc nào cũng nóng sốt, thơm ngon. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Vì nếu thời gian ăn quá lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa.
Ăn chín, uống sôi
Nhúng thực phẩm chín kỹ mới ăn thì tốt hơn. Ảnh: baodoi.
Chúng ta thường thích ăn lẩu tái vì quan niệm như vậy mới ngon, mới ngọt. Những điều này sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như các loại giun sán từ rau, tôm, của, ngao... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Chỉ nên ăn đồ nhúng chín khi nước đã thực sự sổi để tránh bị nhiễm bệnh hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khi ăn đồ chưa chín.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn dinh dưỡng... vì vậy khoảng cách từ 1 đến 2 tuần ăn một lần là tốt nhất.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Chuẩn bị sẵn nhiều nước lẩu để có thể đổ thêm hoặc thay khi ngồi ăn lâu. Ảnh: muachung.
Khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến hàm lượng nitric tăng cao, vitamin bị phân hủy, chất béo khi đó là bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch, huyết áp. Do đó, nên thay nước lẩu sau 60 phút là tốt nhất.
Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt
Trong lẩu luôn chứa rất nhiều gia vị, đặc biệt là chất cay nóng trong hành, tỏi, sa tế, ớt... Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt, điều hòa cơ thể, tránh hại gan và dạ dày. Các loại rau ăn lẩu phổ biến và có lợi như: rau muống, cải ngọt, cải thảo, cải xoong, mướp đắng, ngó sen, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt vừa tốt cho dạ dày lại giúp điều hòa thân nhiệt cực tốt.
Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ
Lẩu rất giàu protein và chất béo trong khi thường xuyên ăn lẩu khiến bạn bỏ cơm. Tuy nhiên, đây là điều nên tránh vì nếu ăn thêm chút cơm hoặc bún, mỳ sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
Những người nên kiêng ăn lẩu
Lẩu Thái chua cay không thích hợp với người bị bệnh dạ dày.
Chất cay trong lẩu sẽ gây tổn thương đến dạ dày, tuyến tụy. Do đó, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu nhiều chất đạm, hải sản mà nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.
Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ.
Lẩu chứa nhiều gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu.
Theo Ngoisao