Những ngày qua, Cô Dâu 8 Tuổi là chủ đề được khán giả Việt Nam bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội. Lý do chính khiến bộ phim Ấn Độ này trở nên “hot” đến vậy nằm ở số tập siêu khủng của nó: 1927 tập (có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng). Vậy điều gì làm một tác phẩm lấy chủ đề gia đình tưởng chừng như rất bình thường lại sở hữu “kỷ lục” đáng nể như vậy? Dưới đây là những lý do khiến Cô Dâu 8 Tuổi kéo dài đến gần 2.000 tập.
1. Truyền thống nhà đài là sản xuất phim siêu dài
Cô Dâu 8 Tuổi là phim truyền hình do kênh Colors TV tại Ấn Độ sản xuất và có thời lượng tập dài nhất trong lịch sử của truyền hình Ấn Độ. Hiện nay, Colors còn liên kết mở rộng ra thị trường các nước: Mỹ, Canada, Ai-len, Anh. Tại đất nước tỷ dân, Colors TV được ví như đài TVB phiên bản Bollywood. Vì vậy, đài cũng có sở trường sản xuất cái series dài hơi bất tận phục vụ khán giả Ấn.
2. Chủ đề xã hội - tha hồ khai thác
Cô Dâu 8 Tuổi đề cập đến nạn tảo hôn nên nhận được nhiều sự quan tâm. Người xem sẽ luôn lo lắng nếu nhân vật trong phim cứ suốt ngày gặp "sự cố". Cô bé Anandi buộc phải kết hôn khi mới 8 tuổi vì sự sắp xếp của gia đình.
Từ nền tảng là cuộc hôn nhân gượng ép, biên kịch thỏa sức "múa phím" phát triển những tình huống: mâu thuẫn gia đình, mối quan hệ nhà chồng – nàng dâu, hệ lụy của việc tảo hôn… Bên cạnh đó, hình ảnh một nhân vật chính yếu ớt trước những chiêu trò hãm hại, dối lừa, khi chứng kiến cô bé bị "xoay như dế" giữa lòng tham và sự đố kỵ của các nhân vật khác, hầu hết khán giả tìm thấy sự đồng cảm lớn với sự hy sinh và khao khát vươn lên trong cuộc sống của cô gái này.
Không giống như những series truyền hình cần níu giữ người xem với những cú lừa hay đoạn kết gây sốc để giữ rating, Cô Dâu 8 Tuổi lấy chủ đề nóng hổi và bức bối trong xã hội làm chất liệu tạo nên các tình tiết trong phim. Như chúng ta biết, các vấn đề trong xã hội không bao giờ hết, cho nên, việc bộ phim Cô Dâu 8 Tuổi sẽ kéo dài mãi mãi là một điều rất có thể xảy ra.
3. Dùng "chiêu" nhảy cóc làm mới dung mạo "cô dâu"
Thêm một điểm mạnh khác của series này là "tuyệt chiêu" nhảy cóc khá "ảo". Sau mỗi giai đoạn, đài Colors lại làm mới bộ phim bằng cách đưa khán giả đến một điểm thời gian khác, kèm theo đó, việc thay đổi các nhân vật sẽ khiến khán giả khó mà ngán được.
Ở Việt Nam, Cô Dâu 8 Tuổi mới chiếu đến hơn 200 tập cho nên khán giả chưa thấy sự thay đổi nhiều. Nhưng tại Ấn Độ, phim đã gần đến 2000 tập và thay rất nhiều diễn viên, điều này đảm bảo việc tự tin khai thác nội dung không giới hạn của nhà Đài.
Bên cạnh đó, hình ảnh người phụ nữ Ấn Độ trong đời sống thường ngày cũng được đưa vào tác phẩm một cách chân thực. Việc người phụ nữ gần như không có tiếng nói trong các gia đình Ấn không còn quá xa lạ. Qua Cô Dâu 8 Tuổi, nhà sản xuất như muốn đòi lại phần nào sự công bằng cho họ cũng như đưa vấn đề xã hội này lên màn ảnh để người xem phải suy ngẫm.
4. Xây dựng tình tiết dạng slow-motion
Nếu như theo dõi phim truyền hình Âu-Mỹ hay Hàn Quốc, nếu bỏ qua từ 2 đến 3 tập, có lẽ bạn sẽ không hiểu được chuyện đang xảy ra hay nhân vật nào nó đã biến mất một cách bí ẩn. Nhưng với Cô Dâu 8 tuổi, chuyện này hoàn toàn không phải là vấn đề.
Có lẽ nếu trong phim xảy ra một đám cưới, thì sau 10 tập chắc chắn rằng đám cưới này vẫn còn đang trong thời gian chuẩn bị. Hơn nữa, kỹ thuật "tua chậm" (slow-motion) được tận dụng có phần hơi quá trong phim, vốn dùng để đặc tả những khoảnh khắc đặc biệt, nhưng trong Cô Dâu 8 Tuổi, kĩ thuật này được sử dụng cho hầu hết những phân đoạn miêu tả cảm xúc, nội tâm hay tình tiết không quá quan trọng và làm cho bộ phim thêm ấn tượng.
Người xem dễ bắt gặp phân cảnh lê thê chỉ gói gọn chí tiết duy nhất là một cái chạm tay. Có khi, một ánh mắt giữa các nhân vật cũng có thể kéo dài gần một phút, một cuộc gặp gỡ, giằng co, mất... nửa tập phim. Chưa kể có những phân đoạn vì sự có mặt đông đủ của dàn diễn viên nên cả cuộc họp mặt gia đình có mỗi một vấn đề cũng kéo dài vắt sang mất tập phim.
Kết
Bên trên là những nguyên nhân thu hút khán giả Ấn cũng như các khán giả nội trợ tại Việt Nam. Bất luận là ưu điểm hay nhược điểm, có một điều cần phải công nhận, rằng giờ đây Cô Dâu 8 Tuổi vẫn sẽ tiếp tục được ông bà, bố mẹ là các khán giả trung thành với lộ trình phim Ấn tại Việt Nam sắp tới.
1. Truyền thống nhà đài là sản xuất phim siêu dài
Cô Dâu 8 Tuổi là phim truyền hình do kênh Colors TV tại Ấn Độ sản xuất và có thời lượng tập dài nhất trong lịch sử của truyền hình Ấn Độ. Hiện nay, Colors còn liên kết mở rộng ra thị trường các nước: Mỹ, Canada, Ai-len, Anh. Tại đất nước tỷ dân, Colors TV được ví như đài TVB phiên bản Bollywood. Vì vậy, đài cũng có sở trường sản xuất cái series dài hơi bất tận phục vụ khán giả Ấn.
Cô Dâu 8 Tuổi đề cập đến nạn tảo hôn nên nhận được nhiều sự quan tâm. Người xem sẽ luôn lo lắng nếu nhân vật trong phim cứ suốt ngày gặp "sự cố". Cô bé Anandi buộc phải kết hôn khi mới 8 tuổi vì sự sắp xếp của gia đình.
Từ nền tảng là cuộc hôn nhân gượng ép, biên kịch thỏa sức "múa phím" phát triển những tình huống: mâu thuẫn gia đình, mối quan hệ nhà chồng – nàng dâu, hệ lụy của việc tảo hôn… Bên cạnh đó, hình ảnh một nhân vật chính yếu ớt trước những chiêu trò hãm hại, dối lừa, khi chứng kiến cô bé bị "xoay như dế" giữa lòng tham và sự đố kỵ của các nhân vật khác, hầu hết khán giả tìm thấy sự đồng cảm lớn với sự hy sinh và khao khát vươn lên trong cuộc sống của cô gái này.
Không giống như những series truyền hình cần níu giữ người xem với những cú lừa hay đoạn kết gây sốc để giữ rating, Cô Dâu 8 Tuổi lấy chủ đề nóng hổi và bức bối trong xã hội làm chất liệu tạo nên các tình tiết trong phim. Như chúng ta biết, các vấn đề trong xã hội không bao giờ hết, cho nên, việc bộ phim Cô Dâu 8 Tuổi sẽ kéo dài mãi mãi là một điều rất có thể xảy ra.
Thêm một điểm mạnh khác của series này là "tuyệt chiêu" nhảy cóc khá "ảo". Sau mỗi giai đoạn, đài Colors lại làm mới bộ phim bằng cách đưa khán giả đến một điểm thời gian khác, kèm theo đó, việc thay đổi các nhân vật sẽ khiến khán giả khó mà ngán được.
Ở Việt Nam, Cô Dâu 8 Tuổi mới chiếu đến hơn 200 tập cho nên khán giả chưa thấy sự thay đổi nhiều. Nhưng tại Ấn Độ, phim đã gần đến 2000 tập và thay rất nhiều diễn viên, điều này đảm bảo việc tự tin khai thác nội dung không giới hạn của nhà Đài.
4. Xây dựng tình tiết dạng slow-motion
Nếu như theo dõi phim truyền hình Âu-Mỹ hay Hàn Quốc, nếu bỏ qua từ 2 đến 3 tập, có lẽ bạn sẽ không hiểu được chuyện đang xảy ra hay nhân vật nào nó đã biến mất một cách bí ẩn. Nhưng với Cô Dâu 8 tuổi, chuyện này hoàn toàn không phải là vấn đề.
Có lẽ nếu trong phim xảy ra một đám cưới, thì sau 10 tập chắc chắn rằng đám cưới này vẫn còn đang trong thời gian chuẩn bị. Hơn nữa, kỹ thuật "tua chậm" (slow-motion) được tận dụng có phần hơi quá trong phim, vốn dùng để đặc tả những khoảnh khắc đặc biệt, nhưng trong Cô Dâu 8 Tuổi, kĩ thuật này được sử dụng cho hầu hết những phân đoạn miêu tả cảm xúc, nội tâm hay tình tiết không quá quan trọng và làm cho bộ phim thêm ấn tượng.
Người xem dễ bắt gặp phân cảnh lê thê chỉ gói gọn chí tiết duy nhất là một cái chạm tay. Có khi, một ánh mắt giữa các nhân vật cũng có thể kéo dài gần một phút, một cuộc gặp gỡ, giằng co, mất... nửa tập phim. Chưa kể có những phân đoạn vì sự có mặt đông đủ của dàn diễn viên nên cả cuộc họp mặt gia đình có mỗi một vấn đề cũng kéo dài vắt sang mất tập phim.
Kết
Bên trên là những nguyên nhân thu hút khán giả Ấn cũng như các khán giả nội trợ tại Việt Nam. Bất luận là ưu điểm hay nhược điểm, có một điều cần phải công nhận, rằng giờ đây Cô Dâu 8 Tuổi vẫn sẽ tiếp tục được ông bà, bố mẹ là các khán giả trung thành với lộ trình phim Ấn tại Việt Nam sắp tới.
Theo Tri Thức Trẻ