Tổ đình Giác Lâm (Lạc Long Quân, quận Tân Bình) còn được gọi Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự, là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam.
Tổ đình Giác Lâm (Lạc Long Quân, quận Tân Bình) còn được gọi Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự, là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam.
Được xây dựng từ năm 1744, Giác Lâm là ngôi chùa lâu đời nhất TP.HCM. Công trình có kiến trúc chữ Tam với 3 dãy nhà ngang nối liền nhau gồm chính điện, giảng đường và trai đường.
Được xây dựng từ năm 1744, Giác Lâm là ngôi chùa lâu đời nhất TP.HCM. Công trình có kiến trúc chữ Tam với 3 dãy nhà ngang nối liền nhau gồm chính điện, giảng đường và trai đường.
Trước chùa có Bảo tháp Xá Lợi hình lục giác. Sân chùa có cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka sang và trồng vào năm 1953.
Trước chùa có Bảo tháp Xá Lợi hình lục giác. Sân chùa có cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka sang và trồng vào năm 1953.
Chùa Giác Viên (Lạc Long Quân, quận Tân Bình) còn có tên là chùa Hố Đất. Công trình có kiến trúc tương tự với chùa Giác Lâm.
Chùa Giác Viên (Lạc Long Quân, quận Tân Bình) còn có tên là chùa Hố Đất. Công trình có kiến trúc tương tự với chùa Giác Lâm.
Chùa có 153 pho tượng, đa số bằng gỗ. Hầu hết tượng được đánh giá là lâu đời ở Nam Bộ.
Chùa có 153 pho tượng, đa số bằng gỗ. Hầu hết tượng được đánh giá là lâu đời ở Nam Bộ.
Chùa Bà Thiên Hậu (Nguyễn Trãi, quận 5) còn được gọi chùa Bà Chợ Lớn được xây dựng khoảng năm 1760. Đây được xem là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP.HCM.
Chùa Bà Thiên Hậu (Nguyễn Trãi, quận 5) còn được gọi chùa Bà Chợ Lớn được xây dựng khoảng năm 1760. Đây được xem là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP.HCM.
Chùa mang đậm kiến trúc đặc trưng của người Hoa với 4 ngôi nhà liên kết nhau.
Chùa mang đậm kiến trúc đặc trưng của người Hoa với 4 ngôi nhà liên kết nhau.
Chùa Phụng Sơn (đường 3/2, quận 11) hay còn gọi chùa Gò do thiền sư Liễu Thông thành lập vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền tên của ngôi chùa gắn với việc con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy.
Chùa Phụng Sơn (đường 3/2, quận 11) hay còn gọi chùa Gò do thiền sư Liễu Thông thành lập vào đầu thế kỷ 19. Tương truyền tên của ngôi chùa gắn với việc con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy.
Chùa có 40 pho tượng sơn son thiếp vàng, trong đó có một số tượng quý như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng...
Chùa có 40 pho tượng sơn son thiếp vàng, trong đó có một số tượng quý như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng...
Chùa Sùng Đức (Trường Thọ, quận Thủ Đức) được xây dựng từ năm 1806. Công trình được xây dựng với theo thế chữ tam, kiểu nhà tứ trụ cột gỗ, mái ngói âm dương.
Chùa Sùng Đức (Trường Thọ, quận Thủ Đức) được xây dựng từ năm 1806. Công trình được xây dựng với theo thế chữ tam, kiểu nhà tứ trụ cột gỗ, mái ngói âm dương.
Hiện chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý như đại hồng chung, tượng đức Phật Thích Ca, trống cổ, ba cặp liễn đối bằng gỗ quý...
Hiện chùa lưu giữ nhiều cổ vật quý như đại hồng chung, tượng đức Phật Thích Ca, trống cổ, ba cặp liễn đối bằng gỗ quý...