Đậu phụ là món ăn phổ biến giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe khi ăn uống khoa học. Ngược lại, với nhiều người, ăn đậu phụ sẽ là gánh nặng cho sức khỏe, dẫn đến nhiều bệnh.
Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ
Đậu phụ là sản phẩm được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu tương, là một trong những món ăn phổ biến vì dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chế biến, giá thành rẻ... Ngoài tác dụng là thực phẩm, đậu phụ còn hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả.
Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng cao, trong đó chủ yếu là protein, 100g đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người.
Những người không nên ăn đậu phụ
Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận
Đối với những người tuổi già khi quá trình tiêu hóa và bài tiết không còn hoạt động tốt, thì việc dùng quá nhiều đậu phụ không những có lợi mà còn có thể gây ra tác dụng ngược. Do hàm lượng axit uric trong đậu phụ quá cao mà khi ăn nhiều sẽ khiến xương bị lão hóa gây nhức mỏi.
Ăn nhiều đậu phụ còn làm tăng chất thải chứa ni tơ trong quá trình tiêu hóa các protein thực vật sẽ khiến cho thận làm việc quá tải, chức năng thận suy giảm, gây đau lưng, tiểu tiện nhiều.
Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ mang hàm lượng protein thực vật rất lớn, chính điều này khiến cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bị hạn chế, rối loạn.
Bên cạnh đó việc có quá nhiều protein cũng khiến cho quá trình phân giải protein trở nên quá tải từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, kèm theo chứng đầy hơi, khó tiêu, đau chướng bụng.
Bị bệnh gút
Do đậu phụ có chứa thành phần dinh dưỡng cao, nếu ăn nhiều người mắc bệnh gút sẽ bị những cơn đau dữ dội, sưng và viêm các khớp xương, tái phát bệnh thêm trầm trọng. Sở dĩ như vậy là do chất putine có trong đậu phụ làm tăng hàm lượng axit uric có trong máu, từ đó kích ứng các niêm mạc của bệnh nhân mắc gút.
Người bị bệnh huyết áp và tim mạch
Giàu axit béo omega-3, đậu phụ sẽ làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ máu đóng cục.
Thế nhưng hàm lượng này chẳng đáng là bao khi mà lượng chất isoflavone có trong nó và thành phần methionine sau khi bị enzym biến đổi sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, xơ vữa các động mạch vành làm nghiêm trọng hơn các bệnh như huyết áp, tim mạch, đột quỵ.
Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ có thành phần chất isoflavone một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Tuy nhiên, hoạt chất này nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
Ảnh hưởng của đậu phụ đến sức khỏe sinh sản
Do trong đậu phụ có các loại chất như isoflevone sẽ khiến cho lượng tinh trùng giảm.
Các nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard, do Tiến sĩ George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến năm 2006, đã cho kết quả đáng ngạc nhiên, mọi người ăn sản phẩm đậu nành mỗi ngày thì mỗi ml tinh dịch của mình chỉ có 41.000.000 tinh trùng, thấp hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Sự thiếu hụt tinh trùng này rất dễ dẫn đến vô sinh, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều lần ở những quý ông mắc bệnh béo phì.
Ăn đậu phụ hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe
Theo khuyến cáo các chuyên gia để hạn chế những tác dụng phụ từ đậu phụ chỉ nên ăn khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 100g. Những người già, người thiếu máu, bị bệnh gút, bị thận hay xơ vữa động mạch... nên hạn chế ăn đậu phụ.
Khi ăn đậu phụ, bạn vẫn cần phải đảm bảo ăn kèm với một số loại protein khác để góp phần bổ trợ cùng với đậu phụ, giúp protein trong thực phẩm này được hấp thụ tốt như kết hợp đậu phụ với trứng và thịt.
Nên ăn đậu phụ với rau xanh và các loại nấm. Vì những loại thực phẩm này có thể bổ sung nhiều chất xơ khi ăn cùng với đậu phụ.
Để mua được đậu phụ ngon, bạn nên chọn đậu phụ có màu trắng ngà, mềm mại. Tránh mua những loại có màu vàng, màu càng đậm hơn thì chứng tỏ càng chứa nhiều thạch cao.
Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ
Đậu phụ là sản phẩm được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu tương, là một trong những món ăn phổ biến vì dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chế biến, giá thành rẻ... Ngoài tác dụng là thực phẩm, đậu phụ còn hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả.
Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng cao, trong đó chủ yếu là protein, 100g đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người.
Những người không nên ăn đậu phụ
Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận
Đối với những người tuổi già khi quá trình tiêu hóa và bài tiết không còn hoạt động tốt, thì việc dùng quá nhiều đậu phụ không những có lợi mà còn có thể gây ra tác dụng ngược. Do hàm lượng axit uric trong đậu phụ quá cao mà khi ăn nhiều sẽ khiến xương bị lão hóa gây nhức mỏi.
Ăn nhiều đậu phụ còn làm tăng chất thải chứa ni tơ trong quá trình tiêu hóa các protein thực vật sẽ khiến cho thận làm việc quá tải, chức năng thận suy giảm, gây đau lưng, tiểu tiện nhiều.
Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ mang hàm lượng protein thực vật rất lớn, chính điều này khiến cho quá trình hấp thụ sắt của cơ thể bị hạn chế, rối loạn.
Bên cạnh đó việc có quá nhiều protein cũng khiến cho quá trình phân giải protein trở nên quá tải từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, kèm theo chứng đầy hơi, khó tiêu, đau chướng bụng.
Bị bệnh gút
Do đậu phụ có chứa thành phần dinh dưỡng cao, nếu ăn nhiều người mắc bệnh gút sẽ bị những cơn đau dữ dội, sưng và viêm các khớp xương, tái phát bệnh thêm trầm trọng. Sở dĩ như vậy là do chất putine có trong đậu phụ làm tăng hàm lượng axit uric có trong máu, từ đó kích ứng các niêm mạc của bệnh nhân mắc gút.
Người bị bệnh huyết áp và tim mạch
Giàu axit béo omega-3, đậu phụ sẽ làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ máu đóng cục.
Thế nhưng hàm lượng này chẳng đáng là bao khi mà lượng chất isoflavone có trong nó và thành phần methionine sau khi bị enzym biến đổi sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, xơ vữa các động mạch vành làm nghiêm trọng hơn các bệnh như huyết áp, tim mạch, đột quỵ.
Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ có thành phần chất isoflavone một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Tuy nhiên, hoạt chất này nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
Ảnh hưởng của đậu phụ đến sức khỏe sinh sản
Do trong đậu phụ có các loại chất như isoflevone sẽ khiến cho lượng tinh trùng giảm.
Các nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard, do Tiến sĩ George Charles Navarro hoàn thành từ năm 2000 đến năm 2006, đã cho kết quả đáng ngạc nhiên, mọi người ăn sản phẩm đậu nành mỗi ngày thì mỗi ml tinh dịch của mình chỉ có 41.000.000 tinh trùng, thấp hơn 20 triệu tinh trùng so với những người không ăn hoặc ít ăn đậu nành. Sự thiếu hụt tinh trùng này rất dễ dẫn đến vô sinh, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều lần ở những quý ông mắc bệnh béo phì.
Ăn đậu phụ hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe
Theo khuyến cáo các chuyên gia để hạn chế những tác dụng phụ từ đậu phụ chỉ nên ăn khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 100g. Những người già, người thiếu máu, bị bệnh gút, bị thận hay xơ vữa động mạch... nên hạn chế ăn đậu phụ.
Khi ăn đậu phụ, bạn vẫn cần phải đảm bảo ăn kèm với một số loại protein khác để góp phần bổ trợ cùng với đậu phụ, giúp protein trong thực phẩm này được hấp thụ tốt như kết hợp đậu phụ với trứng và thịt.
Nên ăn đậu phụ với rau xanh và các loại nấm. Vì những loại thực phẩm này có thể bổ sung nhiều chất xơ khi ăn cùng với đậu phụ.
Để mua được đậu phụ ngon, bạn nên chọn đậu phụ có màu trắng ngà, mềm mại. Tránh mua những loại có màu vàng, màu càng đậm hơn thì chứng tỏ càng chứa nhiều thạch cao.
Theo Trí thức trẻ