Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 1
Pha cướp két sắt trong Fast Five (2011): Một trong những trường đoạn đặc sắc nhất của toàn loạt phim chính là lúc băng nhóm của Dominic Toretto (Vin Diesel) cướp chiếc két sắt chứa số tiền khổng lồ của ông trùm Hernan Reyes (Joaquim de Almeida) từ một sở cảnh sát tại Rio de Janeiro, Brazil. Chuyện tráo đổi két sắt giữa đường phố trong khoảng thời gian ngắn ngủi là gần như không thể, nhưng chi tiết này giúp trường đoạn thêm căng thẳng, hồi hộp.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 2
Cảnh chạy đua cùng xe tăng trong Fast & Furious 6 (2013): Phân đoạn nghẹt thở trong Fast & Furious 6 xảy ra khi nhóm của Dom đụng độ với chiếc xe tăng có hỏa lực hùng mạnh của Owen Shaw (Luke Evans). Nhưng chuyện cuộc đua xảy ra ngay giữa con đường đầy xe cộ thực sự khó tin. Chưa kể, ở cuối trường đoạn, Dom còn bay từ phía cầu bên này sang bên đối diện để đỡ lấy người tình bị mất trí nhớ Letty (Michelle Rodriguez). Đó là hành động hoàn toàn đi ngược lại các quy tắc vật lý.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 2
Cuộc đụng độ trên đường băng sân bay trong Fast & Furious 6 (2013): Kết thúc phần 6 cũng là một trường đoạn nghẹt thở, khi nhóm của Dom đuổi theo chiếc máy bay quân sự khổng lồ đang lao đi trên đường băng. Nhưng 10 phút kéo dài thực sự vô lý, bởi chẳng có đường băng nào trên thế giới dài đến như vậy để máy bay chạy mãi vẫn chưa cất cánh. Tuy nhiên, sự hi sinh của Gisele (Gal Gadot) ở gần cuối phim để lại cảm giác tiếc nuối và phần nào khỏa lấp tính phi lý của trường đoạn.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 4
Vụ ám sát Han trong Tokyo Drift (2006) và Fast & Furious 6 (2013): Các sự kiện trong phần 6 thực chất xảy ra trước phần 3, Tokyo Drift (2006), và cái chết của Han (Sung Kang) được giải thích ở đoạn phim after-credits. Giữa ngã sáu Shibuya sầm uất của Tokyo, bỗng một chiếc xe màu bạc đâm sầm vào xe của Han, và thủ phạm chính là Deckard Shaw (Jason Statham). Điều kỳ lạ là Shaw bước xuống xe mà chẳng hề hấn gì dù vận tốc khi va chạm là cực lớn. Hắn điềm tĩnh rút ra chiếc điện thoại để khiêu khích Dom, dẫn đến những sự kiện trong phần 7.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 5
Dom đâm xe vào Deckard Shaw trong Fast & Furious 7 (2015): Lần đầu chạm mặt, hai nhân vật của Vin Diesel và Jason Statham quyết định đâm thẳng xe vào nhau, khiến chúng biến dạng hoàn toàn. Nếu ngoài đời thực, có lẽ người tài xế sẽ cảm thấy choáng váng, thậm chí ngất lịm, cơ thể đầy thương tích. Nhưng cả Dominic Toretto lẫn Deckard Shaw đều tỉnh bơ, không một vết xước trên cơ thể, nhanh chóng lấy lại sự tập trung để rồi quyết “sống mái” với nhau.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 6
Siêu xe “nhảy dù” trong Fast & Furious 7 (2015): Một trường đoạn gây thích thú ở phần 7 là khi nhóm của Dom lên kế hoạch “nhảy dù” vào giữa lòng địch bằng xe hơi. Xét về mặt vật lý, khó ai có thể giải thích nổi tại sao những chiếc siêu xe có trọng lượng lớn đến vậy lại đáp xuống mặt đất mà chẳng hề hấn gì. Tuy nhiên, ê-kíp làm phim đã thành công trong việc mang lại cho khán giả một trường đoạn cực kỳ gay cấn và không kém phần hài hước.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 7
Siêu xe của Dom bay xuyên ba tòa nhà trong Fast & Furious 7 (2015): Đây thường được coi là trích đoạn đắt giá nhất của phần 7, xảy ra tại thành phố Abu Dhabi. Dom cùng Brian O’Conner (Paul Walker) ngồi trên chiếc siêu xe Lykan Hypersport màu đỏ, bay xuyên qua ba tòa nhà chọc trời để trốn tránh sự truy đuổi của Deckard Shaw và lính bảo vệ. Siêu xe có trị giá 3,4 triệu USD dĩ nhiên lập tức trở thành mớ sắt vụn, nhưng hai người hùng vẫn tài tình thoát nạn.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 8
Mật vụ Luke Hobbs lấy xe đỡ tên lửa trong Fast & Furious 7 (2015): Ở cuối phần 7, chiếc xe của Letty bị một quả tên lửa đuổi theo, và Luke Hobbs (Dwayne “The Rock” Johnson) không ngần ngại lao chiếc xe cứu thương ra phía trước chắn nó nhằm bảo vệ cô gái. Điều đáng kinh ngạc là Hobbs ngay sau đó phá tấm kính chui ra khỏi xe với gần như không một chút vết thương nào.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 9
Dom lao từ bãi đỗ xe trên cao trong Fast & Furious 7 (2015): Kết thúc trận đánh với Deckard Shaw, người hùng đường phố đưa ra quyết định táo bạo là phi thẳng xe lên cao để hạ chiếc máy bay trực thăng đang truy đuổi mình và đồng đội. Dù chiếc xe có hư hỏng đến đâu, anh vẫn không chết và chi tiết này khiến Dom được ví như một siêu anh hùng.
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 10
Cảnh xe tự chạy trong Fast & Furious 8 (2017): Bước sang phần 8, độ “ảo” của loạt phim hành động tốc độ không hề có dấu hiệu suy giảm. Khó tồn tại loại công nghệ nào có thể giúp Cipher (Charlize Theron) điều khiển dễ dàng hàng trăm xe hơi tại New York nhằm truy đuổi phái đoàn ngoại giao nước Nga như thế. Chỉ cần ngồi một chỗ và nhấn nút, ả đã biến “Big Apple” trở thành chiến trường hỗn loạn. Nếu so sánh vui thì sức tàn phá của vụ việc chẳng kém những gì Loki và bọn Chitauri gây ra trong The Avengers (2012).
 

Nhung pha hanh dong khong tuong cua loat ‘Fast & Furious’ hinh anh 11
Cuộc rượt đuổi trên băng trong Fast & Furious 8 (2017): Ở đoạn kết của tập phim mới nhất, nhóm của Dom bị rượt đuổi trên băng ở một vùng đất lạnh giá của nước Nga. Sau khi nổi đóa, ả Cipher quyết định cho chiếc tàu ngầm trồi lên mặt đất và phóng ngư lôi nhằm tiêu diệt các người hùng. Điều đáng kinh ngạc là mật vụ Luke Hobbs quyết định dùng tay không để đẩy một quả ngư lôi, giúp giải nguy cho cả đội.
 


Theo Zing