"Đĩa bay" Vimana
Trong sử thi Mahabharata và Raymayana (hai sử thi cổ xưa của Ấn Độ) có những đoạn nói về trận đánh lớn của hai dòng họ Kaurava và Pandava.
Cuộc chiến do các vị thần Ấn Độ sắp đặt với ý định giải quyết vấn đề dân số quá đông của thế giới (khoảng 14 tỉ người lúc đó). Trong đó có một thứ thiết bị được nhắc đến gọi là Vimana, dùng để bay đến các vùng đất Thái Bình Dương và Nam Mỹ.
“Một thiết bị có thể di chuyển về phía trước dựa trên sức mạnh của bản thân nó như một con chim: trên mặt đất, trên nước hoặc trên không, được gọi là Vimana, thứ có thể bay cao đến thiên đường: từ nơi này đến nơi khác, từ đất nước này đến đất nước khác, từ thế giới này đến thế giới khác được gọi là Vimana".
Loại tàu bay này có thể du hành xuyên không gian và thời gian. So sánh sự giống nhau giữa những mô tả về Vimanas và những đặc điểm của UFO (vật thể bay không xác định) mà nhiều người kể lại, các nhà lý thuyết người ngoài hành tinh cổ đại cho rằng, một số phi hành gia ngoài hành tinh từng viếng thăm Ấn Độ.
Kinh cựu ước Ezekiel
Cuốn sách Ezekiel, một phần của Kinh Thánh viết bằng tiếng Do Thái. Trong cuốn sách có nội dung: một nhà tiên tri đã nhìn thấy chiếc tàu bay xuất hiện kèm theo lửa, khói và tiếng ồn lớn.
Trong cuốn sách của Ezekiel, vị tiên tri mô tả một cỗ xe trên bầu trời với lửa và ánh sáng. Trong các cuốn Đệ nhị luật, Ê-phê-sô và Khải huyền cũng nói về những cỗ xe như vậy. Một số con chiên cho rằng, những “thiên thần” là do người ngoài hành tinh phái xuống.
Nhiều nhà lý thuyết suy đoán, thiết kế của phương tiện trên gần giống một tàu vũ trụ hiện đại. Đây có lẽ là văn bản miêu tả cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa con người và người ngoài hành tinh.
Những thanh kiếm hiện đại trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có ghi dòng chữ: “Đây là thanh kiếm mà Việt vương Câu Tiễn đã sử dụng”.
Câu Tiễn (496 TCN - 465 TCN) vốn là vị vua nước Việt - một trong Ngũ Bá - cuối thời kỳ xuân thu trong lịch sử Trung Quốc.
Thanh kiếm được xác định niên đại khoảng hơn 2.000 năm trước và vẫn sáng bóng do được bao phủ bởi một lớp kim loại crom. Crom có nhiệt độ nóng chảy ở 4.000 độ C và mãi sau này ở Đức (năm 1937) và ở Mỹ (năm 1950) mới cấp bằng sáng chế dùng crom mạ chống ăn mòn. Vậy hơn 2.000 năm trước, ai đã tạo và dùng phương pháp nào để tạo được thanh kiếm không rỉ như trên?
Năm 1994, người Trung Quốc cũng phát hiện một loạt kiếm được làm bằng đồng vẫn sáng bóng như mới trong hầm mộ. Các thanh kiếm có chiều dài 86cm và 8 lưỡi sắc, diện tích nhỏ như sợi tóc người. Bề mặt của các thanh kiếm cũng được phủ crom dày 10 micron (1 micron bằng một phần ngàn milimet).
Một thanh kiếm khác cũng tìm thấy trong lăng mộ và bị cong 45 độ. Khi được đưa lên mặt đất và lau sạch, thanh kiếm bỗng bật thẳng trở lại hình dạng ban đầu vì có cấu tạo từ hợp kim siêu đàn hồi, loại vật liệu đang được sử dụng tại các tòa nhà cao tầng tại Nhật nhằm giảm thiểu tổn thất từ động đất.
Hơn nữa, hợp kim này cũng mới được nghiên cứu và chế tạo thành công vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20.
Không ai có thể tưởng tượng rằng ngay từ thời Tần Thủy Hoàng cách đây hơn 2.000 năm đã nghiên cứu và chế tạo ra được những vũ khí hiện đại như vậy.
Quan tài của Pacal
Pacal là vị vua, vị đại đế cai trị người Maya suốt thế kỷ thứ 7. Khi ông qua đời, người Maya đã đặt ông vào một chiếc quan tài được chạm khắc rất tinh xảo khiến nhiều nhà khoa học tranh cãi.
Khoa học ghi nhận, những chạm khắc miêu tả nhà du hành và tàu vũ trụ, tay nhà du hành đang thao tác điều khiển, mặt mang mặt nạ dưỡng khí. Xung quanh là ngọn lửa nhỏ, giống khí thải động cơ.
Theo đó, “nhà du hành” là vị vua, “mặt nạ” là mẫu vật trang trí. Vòng trang trí là các lá ngô, ngọn lửa là rễ ngô. Đó là một mô típ tôn giáo điển hình ca ngợi ngô, nguồn lương thực nuôi sống người Maya.
Trong sử thi Mahabharata và Raymayana (hai sử thi cổ xưa của Ấn Độ) có những đoạn nói về trận đánh lớn của hai dòng họ Kaurava và Pandava.
Cuộc chiến do các vị thần Ấn Độ sắp đặt với ý định giải quyết vấn đề dân số quá đông của thế giới (khoảng 14 tỉ người lúc đó). Trong đó có một thứ thiết bị được nhắc đến gọi là Vimana, dùng để bay đến các vùng đất Thái Bình Dương và Nam Mỹ.
“Một thiết bị có thể di chuyển về phía trước dựa trên sức mạnh của bản thân nó như một con chim: trên mặt đất, trên nước hoặc trên không, được gọi là Vimana, thứ có thể bay cao đến thiên đường: từ nơi này đến nơi khác, từ đất nước này đến đất nước khác, từ thế giới này đến thế giới khác được gọi là Vimana".
Loại tàu bay này có thể du hành xuyên không gian và thời gian. So sánh sự giống nhau giữa những mô tả về Vimanas và những đặc điểm của UFO (vật thể bay không xác định) mà nhiều người kể lại, các nhà lý thuyết người ngoài hành tinh cổ đại cho rằng, một số phi hành gia ngoài hành tinh từng viếng thăm Ấn Độ.
Kinh cựu ước Ezekiel
Cuốn sách Ezekiel, một phần của Kinh Thánh viết bằng tiếng Do Thái. Trong cuốn sách có nội dung: một nhà tiên tri đã nhìn thấy chiếc tàu bay xuất hiện kèm theo lửa, khói và tiếng ồn lớn.
Trong cuốn sách của Ezekiel, vị tiên tri mô tả một cỗ xe trên bầu trời với lửa và ánh sáng. Trong các cuốn Đệ nhị luật, Ê-phê-sô và Khải huyền cũng nói về những cỗ xe như vậy. Một số con chiên cho rằng, những “thiên thần” là do người ngoài hành tinh phái xuống.
Nhiều nhà lý thuyết suy đoán, thiết kế của phương tiện trên gần giống một tàu vũ trụ hiện đại. Đây có lẽ là văn bản miêu tả cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa con người và người ngoài hành tinh.
Những thanh kiếm hiện đại trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có ghi dòng chữ: “Đây là thanh kiếm mà Việt vương Câu Tiễn đã sử dụng”.
Câu Tiễn (496 TCN - 465 TCN) vốn là vị vua nước Việt - một trong Ngũ Bá - cuối thời kỳ xuân thu trong lịch sử Trung Quốc.
Thanh kiếm được xác định niên đại khoảng hơn 2.000 năm trước và vẫn sáng bóng do được bao phủ bởi một lớp kim loại crom. Crom có nhiệt độ nóng chảy ở 4.000 độ C và mãi sau này ở Đức (năm 1937) và ở Mỹ (năm 1950) mới cấp bằng sáng chế dùng crom mạ chống ăn mòn. Vậy hơn 2.000 năm trước, ai đã tạo và dùng phương pháp nào để tạo được thanh kiếm không rỉ như trên?
Năm 1994, người Trung Quốc cũng phát hiện một loạt kiếm được làm bằng đồng vẫn sáng bóng như mới trong hầm mộ. Các thanh kiếm có chiều dài 86cm và 8 lưỡi sắc, diện tích nhỏ như sợi tóc người. Bề mặt của các thanh kiếm cũng được phủ crom dày 10 micron (1 micron bằng một phần ngàn milimet).
Một thanh kiếm khác cũng tìm thấy trong lăng mộ và bị cong 45 độ. Khi được đưa lên mặt đất và lau sạch, thanh kiếm bỗng bật thẳng trở lại hình dạng ban đầu vì có cấu tạo từ hợp kim siêu đàn hồi, loại vật liệu đang được sử dụng tại các tòa nhà cao tầng tại Nhật nhằm giảm thiểu tổn thất từ động đất.
Hơn nữa, hợp kim này cũng mới được nghiên cứu và chế tạo thành công vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20.
Không ai có thể tưởng tượng rằng ngay từ thời Tần Thủy Hoàng cách đây hơn 2.000 năm đã nghiên cứu và chế tạo ra được những vũ khí hiện đại như vậy.
Quan tài của Pacal
Pacal là vị vua, vị đại đế cai trị người Maya suốt thế kỷ thứ 7. Khi ông qua đời, người Maya đã đặt ông vào một chiếc quan tài được chạm khắc rất tinh xảo khiến nhiều nhà khoa học tranh cãi.
Khoa học ghi nhận, những chạm khắc miêu tả nhà du hành và tàu vũ trụ, tay nhà du hành đang thao tác điều khiển, mặt mang mặt nạ dưỡng khí. Xung quanh là ngọn lửa nhỏ, giống khí thải động cơ.
Theo đó, “nhà du hành” là vị vua, “mặt nạ” là mẫu vật trang trí. Vòng trang trí là các lá ngô, ngọn lửa là rễ ngô. Đó là một mô típ tôn giáo điển hình ca ngợi ngô, nguồn lương thực nuôi sống người Maya.
Theo Dân Việt