Những sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm ngày hè khiến đồ ăn nhanh bị ôi thiu

Vào mùa hè, đồ ăn rất dễ bị hỏng, thức ăn thừa mà bảo quản sai cách chính là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm tăng cao.

Thời tiết mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi sinh vật phát triển, gây nấm mốc, hư hỏng các loại thực phẩm, đặc biệt là thức ăn thừa. Để bảo quản thức ăn thừa một cách an toàn, nhiều người cho rằng chỉ cần đặt chúng vào tủ lạnh, khi nào dùng thì lấy ra là xong.

Tuy nhiên, chính suy nghĩ tưởng chừng đơn giản này lại là một trong những sai lầm phổ biến khi bảo quản và sử dụng lại thức ăn thừa vào mùa hè mà nhiều người mắc phải.

Rã đông ở nhiệt độ phòng

Đối với những thức ăn cất trong tủ đông hiều người có thói quen để thức ăn thừa đông đá ra nhiệt độ phòng để rã đông, tuy nhiên, đây là cách làm không đúng.

Rã đông ở nhiệt độ phòng có thể tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật và mang đến các mối nguy hại về an toàn thực phẩm. Nếu dùng lò vi sóng thì chỉ an toàn hơn một chút chứ không thực sự hiệu quả.

Những sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm ngày hè khiến đồ ăn nhanh bị ôi thiu-1

Cách rã đông tốt nhất là bạn hãy để thức ăn thừa đóng đá xuống ngăn mát của tủ lạnh, việc làm này có thể làm giảm sự sinh sản của vi sinh vật. Sau khi cảm thấy lớp đá trong thực phẩm đã tan bớt, bạn có thể mang ra và hâm nóng để tiêu thụ, cách này vừa an toàn vừa thuận tiện.

Để thức ăn thừa trong tủ lạnh quá 3 ngày

Ngay cả khi thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh, nhiều loại vi sinh vật vẫn sinh sôi, có thể mang đến những nguy cơ về mất an toàn thực phẩm. Vì vậy, thức ăn thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 3 ngày.

Bạn có thể dán một nhãn nhỏ lên phần thức ăn thừa để đánh dấu thời gian cất trữ, nếu đã quá 3 ngày kể từ khi cất trữ thì không nên sử dụng nữa.

Những sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm ngày hè khiến đồ ăn nhanh bị ôi thiu-2

Hâm nóng thức ăn sai cách

Tất cả thức ăn thừa để qua ngày hôm sau, chúng ta đều nên làm nóng ở nhiệt độ 60 độ C trước khi ăn. Vì hầu hết các vi sinh vật sẽ mất hoạt tính ở nhiệt độ trên 60 độ C.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần giảm thiểu số lần hâm nóng lại thức ăn thừa bởi việc hâm nóng nhiều hơn một lần có thể làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn, thậm chí khiến chất dinh dưỡng bị biến tính, không có lợi cho sức khỏe.

Những sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm ngày hè khiến đồ ăn nhanh bị ôi thiu-3

Để thức ăn thừa ngoài nhiệt độ phòng hơn 2 tiếng

Nếu bảo quản thức ăn thừa ở nhiệt độ phòng, vi sinh vật có thể sinh sôi nhanh chóng và gây hư hỏng thực phẩm.

Những sai lầm trong việc bảo quản thực phẩm ngày hè khiến đồ ăn nhanh bị ôi thiu-4

Vì vậy, không nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Tất cả thực phẩm chín cần được làm nguội và cho vào tủ lạnh kịp thời, nhiệt độ tủ lạnh tốt nhất là dưới 5 độ C. Đối với thức ăn thừa cũng vậy, sau khi kết thúc bữa ăn, bạn nên cất nó vào tủ lạnh càng sớm càng tốt (trong vòng 2 tiếng sau khi chế biến xong).

Nami (Tổng hợp)
Theo VietNamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/nhung-sai-lam-trong-viec-bao-quan-thuc-pham-ngay-he-n-261402.html

thực phẩm

Tin tức mới nhất