1. Mất ngủ

Nếu bạn thấy mình thường xuyên mất ngủ vào đêm trăng tròn, đây là điều được khoa học chứng minh. Nghiên cứu cho thấy con người thường ngủ ít hơn, có chất lượng giấc ngủ tệ hơn và mất nhiều thời gian đi vào giấc ngủ hơn khi trăng tròn.


                  Khoa học đã chứng minh, bạn dễ mất ngủ vào những đêm trăng tròn

Ngoài ra, cơ thể cũng sản xuất ít melatonin hơn, có thể do ánh trăng sáng đã làm giảm các tín hiệu của giấc ngủ trong cơ thể con người. Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy các bệnh nhân ngủ ít hơn trong thời kỳ trăng tròn.

2. Mất kiểm soát nhẹ

Các truyền thuyết cho rằng trăng tròn gây ra hưng cảm cho người bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn lưỡng cực và rối loạn tâm lý cho người bị mất ngủ. Theo một nghiên cứu, các biến đổi tâm trạng này do ánh trăng thay đổi trên bầu trời gây ra, tạo thành những chu kỳ mất ngủ ảnh hưởng lên tâm lý. Ánh trăng sáng có thể khiến đầu óc con người tỉnh táo hơn và ít trầm cảm hơn. 

Một nghiên cứu của Pháp cho thấy tỉ lệ tự tử vào thời kỳ trăng rằm ít hơn vào thời gian trăng non đầu tháng. Và nghiên cứu của Đức cũng cho thấy tỉ lệ tự tử của nam giới dưới 40 tuổi cũng tăng nhẹ vào thời kỳ trăng non.

3. Tác động lên máu

Lực hấp dẫn của mặt trăng có thể không chỉ tác động lên thủy triều mà có thể cả dung dịch trong cơ thể như máu, chất nhầy, hóa chất trong não...

Một  nghiên cứu năm 2004 cho thấy bệnh nhân nhập viện liên quan đến xuất huyết tiêu hóa tăng đáng kể vào thời kỳ trăng tròn. Tuy nhiên, nghiên cứu khác lại cho rằng lực hấp dẫn mà người ở bên cạnh tác động lên nhau lớn hơn 1.000 lần so với mặt trăng.

Dù vậy, một nghiên cứu khác vào năm 2013 dựa trên số liệu người phục hồi từ phẫu thuật chữa trị đứt động mạch chủ nguy hiểm đến tính mạng cho thấy trong thời kỳ trăng tròn, bệnh nhân ít nguy cơ tử vong hơn 79% so với thời kỳ trăng non. Phẫu thuật vào thời điểm trăng tròn cũng đi liền với thời gian phục hồi ngắn hơn.

4. Tỉ lệ sinh

Truyện dân gian cho rằng tỉ lệ sinh nở sẽ tăng vào lúc trăng tròn. Nhưng các nhà nghiên cứu đã xem xét 167.000 ca sinh và không thấy sự liên kết giữa trăng và sinh nở, cũng như giới tính của đứa trẻ.

5. Gây ra co giật

Một nghiên cứu trên tỉ lệ tử vong do đột quỵ bởi co giật trong tám năm cho thấy 70% ca tử vong là vào thời kỳ trăng tròn. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện rằng dù mặt trăng không tác động đến chứng động kinh nhưng đi liền với sự gia tăng các ca co giật không do động kinh.

Nghiên cứu khác vào năm 2013 cho thấy động kinh tăng lên 11% vào lúc trăng tròn. Tương tự, khảo sát dữ liệu co giật vào năm 2008 cho thấy tỉ lệ này giảm xuống khi trời có nhiều mây và các nhà nghiên cứu cho rằng ánh trăng là "thủ phạm" gây ra tình trạng này.

Theo Pháp luật online