"Lò đào tạo thiên tài" hay "Lớp học thần đồng" là một dự án đặc biệt được phát triển vào năm 1978 tại Đại học Khoa học và Công nghệ (tỉnh An Huy, Trung Quốc).

Đây là ngôi trường do nhiều nhà khoa học danh tiếng khởi xướng, giáo dục theo mô hình thúc đẩy trẻ nghiên cứu. Sinh viên của trường có thể bỏ vài năm học phổ thông để đào tạo chuyên môn với mục đích để chọn ra người trẻ tài năng vào các trường đại học.

Dự án thành công rực rỡ khi đào tạo ra nhiều nhân tài cho xã hội. Song, đây cũng là nơi... chôn vùi tuổi thơ của nhiều người.

Chỉ tập trung vào việc học và không được tham gia các hoạt động vui chơi, rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết nên không ít người theo học tại đây đã rơi vào bi kịch. Một trong số đó phải kể đến cuộc đời của 3 "thần đồng" là Xie Yanbo, Ning Bo và Qianzheng.

Những thiên tài thần đồng Trung Quốc: Người tâm thần, người xuất gia-1Những thiên tài thần đồng Trung Quốc: Người tâm thần, người xuất gia-2
Các thiếu niên trong Lớp học thần đồng.

Thần đồng vì quá áp lực nên quyết định đi tu để giải thoát bản thân

Ning Bo là một trong những học sinh của lớp học thần đồng khi 13 tuổi. Đây là một thành tựu đáng ngưỡng mộ bởi năm đó, chỉ có 21 thiếu niên trên khắp lãnh thổ Trung Quốc được chọn học tập tại đây.

Sự ưu tú của Ning Bo được thể hiện hay từ khi còn nhỏ. Cụ thể là vào năm 2 tuổi, trong khi các bạn đang nói chưa sõi thì Ning Bo đã có thể đọc thuộc 30 bài thơ hiện đại.

Một năm sau đó, Ning Bo đã đếm được 100 số và không lâu sau đó, cậu có thể thuộc hơn 400 ký tự Trung Quốc - một con số "khổng lồ" so với bản bè cùng tuổi với Ning Bo.

Vì sự xuất sắc của mình, Ning Bo không cần phải học mẫu giáo mà được tuyển thẳng lên học tiểu học. Năm 12 tuổi, Ning Bo thắng 2 ván cờ vây với một lãnh đạo cao cấp thuộc chính phủ Trung Quốc và nhanh chóng thành hiện tượng phủ sóng rộng khắp quốc gia tỉ dân này.

Cứ thế, cậu được tuyển vào lớp học thần đồng của Đại học Khoa học và Công nghệ và trở thành giảng viên đại học khi mới 19 tuổi.

Những thiên tài thần đồng Trung Quốc: Người tâm thần, người xuất gia-3
Ning Bo trở thành hiện tượng nhờ trí thông minh vượt tuổi.

Tuy nhiên, năm 2003, Ning Bo bất ngờ quyết định từ bỏ tương lai xán lạn của mình để trở thành... một nhà sư. Quyết định này của Ning Bo khiến dư luận đặt nhiều dấu chấm hỏi bởi một tài năng xuất chúng như vậy, tại sao lại muốn xuất gia đi tu?

Tìm hiểu ra mới biết Ning Bo lựa chọn như vậy do đã phải chịu quá nhiều áp lực vì cái mác thiên tài. Ning Bo cho biết bản thân cảm thấy hối hận khi đã tham gia lớp học thần đồng năm nào, nó khiến Ning Bo không thể sống như một con người bình thường.

Ở tuổi 34, Ning Bo công khai chỉ trích phương pháp giáo dục "thần đồng" và nhấn mạnh với công chúng rằng mình không phải là thần đồng. Ning Bo nói mình là một sản phẩm của thời đại. Nếu có thể quay ngược trở lại thời gian, Ning Bo chắc chắn sẽ không bao giờ vào lò đào tạo nhân tài này.

Một thời gian sau, Ning Bo chuyển sang nghiên cứu chiêm tinh học, dành nhiều thời gian cho triết học và tôn giáo. Có cuộc hôn nhân không hạnh phúc, Ning Bo dần tách mình ra khỏi xã hội, đắm chìm trong việc luyện khí công và ăn chay. Sau cùng ở tuổi 38, thần đồng này quyết định trở thành một nhà sư.

Những thiên tài thần đồng Trung Quốc: Người tâm thần, người xuất gia-4
Ning Bo chọn cách xuất gia, từ bỏ con đường học thuật để tìm lối thoát cho mình.

Bị trục xuất về nước về tính cách kiêu ngạo

Xie Yanbo cũng là một trong những nhân vật từng theo học "lớp học thần đồng". Ngay sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, Yanbo đã gia nhập lớp học và trở thành thành viên trẻ nhất trong số 21 thiếu niên của lớp.

Quá trình học tập của cậu tại đây chỉ gọi gọn trong 2 từ "chớp nhoáng". Cụ thể, khi bước sang tuổi 15, Yanbo tốt nghiệp đại học và nhận tấm bằng thạc sĩ xuất sắc, được tuyển thẳng vào Đại học Princeton (Mỹ) chỉ 3 năm sau đó.

Những thiên tài thần đồng Trung Quốc: Người tâm thần, người xuất gia-5
Xie Yanbo vào lớp học thần đồng khi hoàn thành chương trình tiểu học.

Sau khi đến Mỹ, chàng sinh viên được nhà vật lý Philip Warren Anderson - nhà khoa học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel hướng dẫn. Gặp được thầy giỏi, môi trường học tập tốt nhiều người hy vọng tài năng của Xie Yanbo sẽ ngày càng phát triển và cậu sẽ tiếp bước thầy giáo để mang vinh quang về cho tổ quốc.

Tuy nhiên, vì sự kiêu căng, ngạo nghễ của mình mà Xie Yanbo đã làm phật ý nhà vật lý Philip Warren Anderson. Không chỉ có vậy, Xie Yanbo còn thường xuyên phản bác quan điểm người hướng dẫn bằng thái độ thiếu tôn trọng.

Tình hình căng thẳng này kéo dài tới 9 năm cho đến khi vụ việc một sinh viên sát hại giáo sư hướng dẫn của mình tại Mỹ xuất hiện, Xie Yanbo bị nghi ngờ có nguy tiềm ẩn gây hại cho người khác nên đã bị trục xuất về nước.

Những thiên tài thần đồng Trung Quốc: Người tâm thần, người xuất gia-6
Xie Yanbo bị trục xuất về nước.

Kết thúc hành trình "dùi kinh mài sử" ở nước ngoài, Xie Yanbo quay về quê nhà và trở thành giáo viên bình thường. Nhiều nguồn tin tiết lộ, thần đồng năm nào có "vấn đề tâm lý". Từ đó, tin tức về Xie Yanbo cũng biến mất khỏi các trang mạng.

Áp lực đến mức mắc bệnh tâm thần

Chẳng khá hơn Yanbo là trường hợp của Qian Zheng.

Giống như bao đứa trẻ khác tại lớp học thần đồng, sự tài giỏi của Qian Zheng cũng được phát hiện khi chỉ mới 5 tuổi. Lúc đó, dù nhỏ xíu nhưng cậu đã có thể đếm tới 100 và thuộc hơn 400 ký tự Trung Quốc. Không chỉ có vậy, vào năm lên 8 tuổi, cậu bé có thể đọc thuộc Thủy Hử.

Trong cuộc phỏng vấn tuyển sinh để được nhận vào lớp học "thần đồng" của Đại học Khoa học và Công nghệ, ban giám khảo vô cùng ấn tượng với cách trả lời thông minh khi Qian Zheng giải bài toán cắt dưa hấu.

Trong quá trình học tập tại đây cậu đã gặt hái được rất nhiều thành tựu. Cụ thể là vào năm 16 tuổi, Qian Zheng giành vị trí thứ 2 trong kỳ thi Vật lý quốc gia và sau đó vào Đại học Princeton.

Những thiên tài thần đồng Trung Quốc: Người tâm thần, người xuất gia-7
Qian Zheng dành được rất nhiều giải thưởng.

Trái ngược với sự thông minh của mình thì chỉ số EQ của Qian Zheng vô cùng thấp. Bởi vậy, sau khi ra nước ngoài, bao khuyết điểm của thần đồng dần bộc lộ.

Cậu không có khả năng tự lập, ít kiến thức xã hội, không biết đối nhân xử thế như thế nào cho phù hợp, thường xuyên mâu thuẫn với cố vấn học tập và bị trục xuất về nước.

Khi trở về Trung Quốc, Qian Zheng thậm chí còn bị từ chối đào tạo nghiên cứu sinh và không thể lấy được bằng tiến sĩ. Đáng buồn hơn nữa là không lâu sau đó, căn bệnh tâm thần của Qian Zheng bị tái phát, khiến Qian Zheng không thể làm việc hay nghiên cứu trong thời gian dài.

Một số trang lan truyền thông tin vì bệnh tật nên Qianzheng bị giam cầm tại quê nhà, được mẹ ruột chăm sóc.

Theo Thể Thao & Văn Hóa