Trong y học, gan là trung tâm điều tiết huyết dịch và trao đổi chất của cơ thể. Trong cuộc sống hiện đại, những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan ngày càng cao. Đừng lơ là, hãy lắng nghe xem có phải gan của bạn đang “kêu cứu” hay không nhé.
Ảnh minh họa
Những tín hiệu cho thấy gan bạn đang trong tình trạng cần “cấp cứu”
1. Dễ say
Có những người bình thường tựu lượng rất cao, nhưng đột nhiên rơi vào tình trạng vừa uống một chút đã cảm thấy “say rồi”. Hiện tượng này chính là lời cảnh báo chức năng gan của bạn đang đi xuống. Gan bị tổn thương không thể hoàn toàn phân giải được cồn có trong rượu.
2. Mụn mọc nhiều
Estrogen trong cơ thể người có tác dụng thúc đẩy bài tiết mỡ dưới da. Còn gan lại có thể phá hủy estrogen, điều tiết cân bằng của nguyên tố này. Vì vậy, chức năng gan giảm xuống sẽ khiến cho mỡ dưới da tăng lên, làm cho mụn mọc nhiều hơn.
3. Vết thương dễ nhiễm trùng, lên mủ
Gan có tác dụng vô cùng quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu chức năng gan bị tổn thương, sự tái sinh của da sẽ gặp trở ngại. Ngoài ra, chức năng giải độc của gan thấp đi cũng khiến cho các vết thương dễ nhiễm khuẩn hơn.
4. Mũi đỏ
“Mũi đỏ” chính là hiện tượng các mạch máu lỗ chân lông ở phần chóp mũi bị giãn rộng tạo nên. Tuy mũi đỏ không nhất định là điềm báo gan bị tổn thương, nhưng nếu phụ nữ trong thời kỳ chức năng gan giảm đi và Estrogen rối loạn sẽ dễ xuất hiện tình trạng “mũi đỏ”.
5. Sắc mặt sạm đen
Gan có tác dụng quan trọng trong việc trao đổi sắt, bình thường trong gan luôn có thành phần sắt. Khi tế bào gan bị phá hủy, sắt trong gan sẽ lưu thông vào mạch máu khiến thành phần sắt trong máu tăng lên, gây ra hiện tượng sắc mặt hóa đen. Triệu chứng này dễ xảy ra ở nam giới và nữ giới sau thời kỳ mãn kinh.
Ảnh minh họa
Làm sao để bảo vệ gan?
1. Kết thân với thực phẩm màu xanh
Các loại rau xanh như cần tây, cải cúc, bó xôi… đều là những mỹ vị nên có trên bàn ăn. Những thực phẩm này đa phần đều đi vào gan. Khi miệng khô và đắng, nếu không phải do huyết hư tạo nên thì có thể dung thêm dưa chuột, đậu xanh để thanh giải độc cho gan.
2. Ngủ sớm để dưỡng gan
Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng để máu trở về gan. Theo đông y, từ 23 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời gian tuần hòan của gan. Vì vậy bạn nên ngủ sớm, đặc biệt là đảm bảo giấc ngủ trong thời gian này để có lợi cho việc bảo vệ gan. Người mắc bệnh gan càng nên chú ý giấc ngủ, giúp máu trở về gan thuận lợi, thúc đẩy tốt cho hiệu quả điều trị của thuốc. Phụ nữ thường thức đêm sẽ khiến âm huyết bị thiếu hụt, tạo nên sắc mặt nhợt nhạt, hay nằm mộng, lượng kinh nguyệt ít.
3. Giữ điềm tĩnh để gan được “an”
Giận dữ có thể tổn thương gan, vì vậy nên giữ tâm trạng luôn thoải mái để gan được bảo vệ tốt hơn. Muốn điều chỉnh tâm trạng cần phải kiên trì và có phương pháp. Hít thở sâu, yoga hay thiền đều là những thói quen tốt giúp bạn luôn ở trạng thái điềm tĩnh, cân bằng áp lực.
4. Bổ thận cũng là dưỡng gan
Thận và gan có cùng “nguồn” là xét theo mặt phong thủy ngũ hành thì Thủy có thể sinh Mộc. Do vậy, mè đen bổ thận cũng có thể dưỡng gan.
5. Ăn uống thanh đạm, hạn chế đồ cay
Vị cay tổn thương máu huyết. người bệnh gan không nên ăn quá cay, quá mặn. Các sản phẩm từ đậu cũng nên dùng thận trọng. Tuy bản thân đậu có thể bổ thận, cũng tức là bổ gan nhưng đồng thời cũng tăng áp lực cho gan hơn, do đó không nên dùng nhiều là vậy.
Theo Trí Thức Trẻ