Canxi là khoáng chất thiết yếu với cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động, từ hoạt động co bóp của tim đến chức năng thần kinh. Chúng đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường, dù chỉ chiếm 1% trọng lượng của cơ thể.
Với người trưởng thành, cả phụ nữ lẫn nam giới cần tiêu thụ tối thiểu 1000mg canxi mỗi ngày.
Với người trưởng thành, cả phụ nữ lẫn nam giới cần tiêu thụ tối thiểu 1000mg canxi mỗi ngày. Không cung cấp đủ chất này có thể gây thiếu hụt canxi trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể mắc phải bệnh thiếu canxi. Nguyên nhân thiếu canxi có thể do không tiếp nhận đủ vitamin D, suy giảm hoạt động tuyến giáp và tuyến cận giáp.
Trong khi những dấu hiệu của thiếu canxi dạng nhẹ rất khó phát hiện, bệnh hạ canxi có thể dễ dàng chẩn đoán nhờ các triệu chứng cụ thể. Chứng bệnh này ảnh hưởng lớn tới cơ thể từ hệ thống thần kinh cơ đến tim mạch, thậm chí còn biểu hiện qua da. Dưới đây là một trong số những triệu chứng mà bạn cần lưu tâm:
Căng cơ, đau nhói
Căng cơ là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hạ canxi. Căn bệnh này thường gây ra những cơn đau nhói tại ngón tay, chân và lưỡi. Lea Ann Chen, thạc sĩ kiêm phó giáo sư y khoa tại trung tâm chăm sóc sức khỏe NYU Langone cho biết, hiện tượng này cũng có khả năng xuất hiện ở những vùng đặc biệt trên cơ thể và có khả năng lan rộng nhanh chóng ra các bộ phận khác.
Chvostek - hiện tượng co cơ khi ấn nhẹ vào vị trí các dây thần kinh trên mặt - là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh hạ canxi. Ngoài ra khi xuất hiện ở các vị trí khác như tay, chân, Chvostek cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động ở khu vực đó.
Căng cơ là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hạ canxi.
Suy nhược, ảo giác, rối loạn tâm lý
Một loạt các triệu chứng về thần kinh như thay đổi tính cách, dễ dàng bực tức, rối loạn tâm lý, mệt mỏi sẽ xảy đến khi bạn mắc chứng bệnh này.
Deborah Levy, dược sĩ học kiêm bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, thiếu hụt canxi có thể gây ra hiện tượng vôi hóa ở một phần của não, bao gồm hạch nền, vỏ não. Ngoài ra, mệt mỏi cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bạn.
Da khô, thô ráp
Thiếu hụt canxi cũng được biểu hiện qua da, tóc và móng tay. Jessica Weiser, chuyên gia y khoa về da liễu tại New York Dermatology Group cho biết, ngoài hiện tượng chai cứng, phồng rộp, không hấp thụ đủ canxi còn đẩy bạn đối mặt với vảy nến và chàm. Hơn nữa, bạn còn có thể gặp phải tình trạng móng tay nhợt nhạt, tóc thưa, mỏng, rụng nhiều..
Suy yếu tim và giảm thị lực
Thiếu hụt canxi dẫn tới rất nhiều vấn đề về mắt bao gồm cả giảm thị lực và bệnh đục nhân mắt. Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ nhãn khoa tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) giải thích, thiếu hụt bất thường canxi trong máu sẽ gây nên rối loạn hormone cận giáp. Tình trạng này sẽ khiến thị lực của bạn suy giảm nghiêm trọng
Thiếu canxi cũng có thể gây hại cho hệ tim mạch như làm co thắt, tắc nghẽn mạch máu. Christopher McStay, chuyên gia y khoa, Trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện UCHealth trực thuộc Đại học Colorado, Mỹ cho biết, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng việc sử dụng các thực phẩm bổ sung canxi.
Bệnh hạ canxi ở trẻ sơ sinh
Những trẻ mới sinh hoặc đã được vài tháng tuổi thường hay phải đối mặt với bệnh hạ canxi. Trong khi các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau sinh, một vài trường hợp đặc biệt có thể đến sau vài tuần, đặc biệt vào thời điểm cho con bú sữa mẹ chứa nhiều photphat.
Những dấu hiệu cơ bản của thiếu hụt canxi ở trẻ sơ sinh bao gồm đau nhức cơ, quấy khóc, kén ăn, uể oải.
Hãy chú ý những dấu hiệu trên nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh hạ canxi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa canxi trong bữa ăn hàng ngày dù có mắc căn bệnh này hay không.
Theo Tri Thức Trẻ