Con người, đặc biệt là phụ nữ luôn quan tâm đến những xu hướng thời trang mới nhất cùng mặt hàng đi kèm như quần áo, mỹ phẩm, giày dép, kiểu tóc,… Từ ngày xưa, đã có nhiều phương pháp, nhiều vật dụng làm đẹp từng trở thành xu hướng nhưng lại mang lại hậu quả chết người.

Đánh phấn bằng những hóa chất siêu độc


Thời nữ hàng Elizabeth, da trắng, nhợt nhạt là biểu tượng cho sự giàu có, quý phái. Thường chỉ những người phụ nữ không phải làm việc dưới trời nắng mới có làn da đó. Phụ nữ thời đó làm đủ mọi cách để da mình trông nhợt nhạt. Phấn Ceruse là một loạt hoạt chất được sử dụng nhiều. Thực chất đây là hỗn hợp của chì, giấm và rất nguy hiểm cho cơ thể. Ngoài ra, có người còn dùng lòng trắng trứng, phèn chua, tro hay thậm chí là phấn bụi và nước tiểu. Những hóa chất sẽ tạo ra một lớp mặt nạ trên khuôn mặt người dùng.
 
Phấn Ceruse chứa chì và giấm cực độc được dùng để làm trắng mặt.

Váy phồng

Váy phồng, hay còn gọi là váy Crioline, thực chất là một chiếc chiếc váy có khung là chiếc lồng rộng làm bằng thép hoặc sắt. Chiếc váy về cơ bản có hình dạng đồng hồ cát, mở ra ở phía dưới. Váy phồng đã một thời tạo thành cơn sốt ở châu Âu. Chiếc váy phồng có thể có đường kính lên đến 2 mét.

Váy phồng cực kỳ bất tiện cho phụ nữ khi muốn đi qua cửa hoặc lên xe ngựa. Ngoài ra, nó cũng rất nguy hiểm khi dễ bắt lửa và bị cháy mà người mặc không biết. Tờ New York Times thời đó đưa tin, chỉ trong khoảng 2 tháng đã có 19 người phu nữ thiệt mạng vì cháy váy phồng. Ngoài ra, nhiều người bị kẹt khi qua cửa, kẹt khi ngồi ghế,…


Váy phồng từng gây sốt tại châu Âu.

Giày độc Ba Lan

Nitrobenzene là một hóa chất độc hại được sử dụng trong việc đánh bóng dày. Ngoài ra, nitrobenzene có thể thẩm thấu vào cơ thể qua da của bất kỳ ai đi giày. Mặc dù vậy, người thời đó lại rất chuộng hóa chất này. Ngay cả khi thợ đánh giày dùng hóa chất không độc thì chủ giày cũng không đồng ý vì Nitrobenzene thơm hơn.

Một số người nhiễm Nitrobezene có thể bị động kinh, hôn mê hay thậm chí tử vong.


Hóa chất đánh bóng giày cũng có thể gây chết người

Triệt lông bằng tia X

Trước khi phát minh ra tia X, con người dùng điện để triệt lông. Đây là phương pháp hiệu quả kém, đau đớn, tốn kém và nhưng lại an toàn. Nhưng với việc dùng tia X thì ngược lại: Nhanh chóng, hiệu quả, không đau, giá rẻ nhưng dễ chết người. Việc sử dụng tia X để triệt lông có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, cận, nhăn, ung thư,…


Triệt lông mặt bằng tia X có thể gây ung thư, chết người.


Giày chopine


Giày chopine là vật dùng kỳ quái xuất hiện nhiều tại Venice, Italy vào thế kỷ 16. Đi giày chopine thể hiện sự sang trọng và giàu có của người phụ nữ. Đây cũng là loại giày có biến thể ở Trung Quốc dùng để bó chân.

Giày chopine có đế bằng gỗ, cao khoảng 15cm, có trường hợp lên đến 75cm. Đôi giày khiến phụ nữ cao bất thường. Nhiều người cần có người giúp việc đi kèm để đỡ. Sau khi nhiều phụ nữ sảy thai khi ngã vì đi giày chopine, chính quyền đã cấm lưu hành giày này.


Giày chopine gây sốt trong lịch sử Italy

Nhuộm váy bằng chất độc Asen


Vào thời Victoria, Carl Wilhelm Scheele đã phát minh là một loại thuốc nhuộm màu xanh lá cây và trở thành một vật dụng phổ biến. Trước khi phát minh của Scheele, gần như không có phương pháp nào để nhuộm xanh quần áo hay vẽ tranh có màu xanh lá. Cách duy nhất để có màu xanh lá là nhuộm xanh nhạt rồi sau đó nhuộm vàng.

Tuy nhiên, màu xanh của Scheele thực chất là hỗn hợp đồng và asen – một hoát chất cực độc, có thể gây chết người nếu ngấm vào da. Người nhiễm asen có thể bị kích ứng mắt, mũi và dạ dày. Sơn asen có thể gây chết cho người hít phải mùi. Ngay cả khi phát hiện ra sự nguy hiểm của hợp chất này, người ta vẫn không ngừng sử dụng nó.


Màu xanh asen thường được sử dụng rất nhiều

Bệnh lao "đẹp"?

Lao là một đại dịch của thế giới trong thế kỷ 19, 20. Triệu chứng của bệnh là sốt cao, sụt cân, ho ra máu và chết. Tuy nhiên, thời gian đầu, nhiều người còn tin rằng chết vì bệnh lao là cái chết "sung sướng" vì người bị mắc bệnh đều… xinh đẹp. Nam giới bị lao có dáng người thanh mảnh, da nhợt nhạt, mắt sáng, má đỏ. Đó là một biểu tượng thời trang.

Chết vì bệnh lao là cái chết của lãng mạn, của tình cảm. Chính vì thế, nhiều người khỏe mạnh sẵn sàng làm mọi thứ, kể cả ăn asen để có thể mắc bệnh lao.


Bệnh lao từng một thời là trào lưu "hot".


Sâu răng

Năm 1890, lần đầu tiên bác sĩ Miller xác định sâu răng do vi khuẩn gây ra. Việc nhổ răng rất khủng khiếp và đau đớn. Ngoài ra, đường ngọt được du nhập vào châu Âu khiến tình trạng này ngày càng phổ biến. Người bị sâu răng thường có răng đen. Tuy nhiên, thay vì tìm một giải pháp lâu dài để chống sâu răng, nhiều quý tộc lại coi đó là điều đáng tự hào. Người bị sâu răng chứng tỏ họ giàu có để thoải mái mua đường.

Thậm chí, có người còn sơn đen răng để thể hiện mình là quý tộc.


Sâu răng là biểu tượng của quý tộc.


Tóc fontage

Xuất hiện lần đầu từ những năm 1680. Đó là kiểu tóc búi lên rất cao. Nhiều người búi tóc fontage cao đến nỗi muốn giữ cho mái tóc thẳng còn khó, vì thế họ còn uốn cong tóc về một bên. Có người còn cho lòng trắng trứng vào tóc để làm cứng tóc khiến họ có mùi ghê tởm và phải xịt cả lọ nước hoa để át đi.

Có người còn cho tinh bột lên tóc khiến chấy rận, côn trùng và thậm chí là chuột làm tổ trên đầu. Kiểu tóc này làm rất mất thời gian nên nhiều phụ nữ thường để đầu cả tuần. Nếu tóc cao quá, chúng có thể bị cháy do vướng vào ánh nến trên trần nhà.


Tóc fontage có thể bị cháy vì quá cao.


Lược tóc nhựa

Từ những năm 1870 – 1920, lược tóc nhựa là vật dụng thường được những phụ nữ tầng lớp thấp tin dùng. Để bắt chước phụ nữ thượng lưu. Lược tóc nhựa nhẹ hơn, rẻ hơn nhưng dễ tan chảy khi ra ngoài trời nên dễ gây cháy tóc. Thậm chí, nó có thể phát nổ nếu gần ngọn lửa. Ba người phụ nữ đã từng bị bỏng da đầu khi lược của họ phát nổ. Một phụ nữ tại Santa Barbara cũng bị cháy tóc. Nhưng đỉnh điểm là một chiếc lược đã gây ra cả một vụ hỏa hoạn lớn.


Đã từng có thời, lược tóc nhựa là vật dụng gây sốt.

Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ