Gặp chị Hoàng Ngọc Yến (31 tuổi, quê ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang) tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, chúng tôi mới cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc rạng ngời trên khuôn mặt người phụ nữ bị suy thận mãn tính vừa sinh con hiếm gặp trong ngành y học. Có được đứa con đáng yêu như hiện tại, chị đã phải trải qua đầy rẫy những gian truân khi vừa chống chọi lại bệnh tật vừa cố níu giữ giọt máu trong bụng mình.
Khát khao làm mẹ cháy bỏng
Bế cậu con trai Xuân Bảo mới hơn một tháng tuổi trên tay trong ngày xuất viện, chị Yến rưng rưng xúc động. Việc vợ chồng chị có con thật sự là điều không tưởng và điều đó đã trở thành phép màu thực sự khi được sự giúp đỡ, chăm sóc của đội ngũ các y bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai.
Tâm sự với chúng tôi, chị Yến cho biết, chị lập gia đình khi vừa tròn 24 tuổi. Niềm hạnh phúc làm mẹ vừa nhen nhóm với vợ chồng trẻ thì cũng là lúc chị nhận hung tin mắc bệnh suy thận khi thai nhi mới 4 tháng tuổi.
“Nhập viện, các bác sĩ bảo phải bỏ thai nhi và chạy thận nhân tạo vì có giữ lại thai nhi cũng không thể phát triển được. Vợ chồng tôi nghe xong như suy sụp, thấy cuộc sống như khép lại trước mắt mình, chán nản vô cùng”, chị Yến kể lại.
Trong suốt khoảng thời gian nhiều năm trời sau khi lấy nhau, chị Yến phải sống nhờ chiếc máy chạy thận với chu kỳ điều trị 3 lần/tuần. “Thời gian đó, tôi sống trong nỗi buồn vô hạn. Thấy hàng xóm ai cũng con bồng con bế, bữa cơm chiều có đứa con bên cạnh còn gì hạnh phúc bằng. Niềm khao khát, mong ước có con luôn hiện hữu trong tâm trí vợ chồng tôi. Tuy nhiên, bị bệnh thận thì hầu như việc có con là điều không tưởng nên chúng tôi đành ngậm ngùi chấp nhận số phận đã an bài”, chị Yến trải lòng.
Do vậy, khi nhận tin mình mang thai lần thứ hai sau 7 năm chạy thận, niềm hạnh phúc của anh chị lập tức bị nỗi lo lắng nhấn chìm. Dù các bác sĩ tư vấn, việc mang thai rất có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, thế nhưng khát khao được làm mẹ khiến chị không lùi bước.
Niềm tin tạo nên kỳ tích
Trước quyết tâm giữ lại thai nhi của gia đình bệnh nhân Yến, Ban Giám đốc BV Bạch Mai và đội ngũ y bác sĩ Khoa Thận Nhân tạo có nhiều cuộc hội chẩn, thay đổi phương pháp điều trị chờ ngày sinh.
Theo bác sĩ Hồ Lưu Châu, Phó trưởng khoa Thận Nhân tạo, BV Bạch Mai, người bình thường có thai khó một thì bệnh nhân suy thận mãn tính, phải lọc máu chu kỳ, giữ thai khó khăn hơn cả trăm nghìn lần. “Việc quyết định để thai phụ suy thận mãn tính giữ lại thai nhi là vô cùng mạo hiểm, tuy nhiên, chúng tôi tự tin một điều, trên thế giới làm được thì Việt Nam cũng có thể làm được. Và kết quả bệnh nhân đã mẹ tròn, con vuông chẳng khác nào cổ tích thời nay”, bác sĩ Châu tự hào.
Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, lịch sử 40 năm hình thành và phát triển của Khoa đến nay mới ghi nhận 5 bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thai. Tuy nhiên, 4 trường hợp bị thai lưu, sảy thai, chỉ một người có thai 30 tuần mới phát hiện suy thận, sau đó đã sinh con sau hai tuần lọc máu. Thông thường, người suy thận luôn ẩn chứa các độc tố trong máu cao hơn người bình thường, lại thường xuyên kết hợp dùng nhiều loại thuốc như huyết áp, chống đông… chưa kể bệnh nhân còn không đi tiểu được, dẫn đến tăng cân... Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến nguy cơ sảy thai và có thể ảnh hưởng đến chính sinh mạng bệnh nhân.
Chính vì vậy, trong cả quá trình điều trị, giữ thai cho bệnh nhân Yến, các bác sĩ phải theo dõi sát sao chỉ số cân nặng của thai phụ. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Cùng đó, phải luôn duy trì ổn định nồng độ pH trong máu bệnh nhân. Độ pH cao có thể kích hoạt sảy thai, do vậy, thai phụ mang bệnh phải trải qua chu kỳ lọc máu đặc biệt.
Nếu trước đó, bệnh nhân lọc máu ba lần/tuần, khi có thai phải lọc 6 lần/tuần, từ 3-4 tiếng/lần... Đồng thời, thai phụ cùng lúc phải điều trị huyết áp, rối loạn chuyển hóa canxi - phốt pho, dự phòng tiền sản giật, thúc đẩy sự phát triển phổi của thai nhi… nên lựa chọn thuốc cho mẹ để không ảnh hưởng đến bé cũng vô cùng khó khăn...
PGS. TS. Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ sản đã trực tiếp theo dõi diễn biến quá trình thai nghén và điều trị cho bệnh nhân Yến nhớ lại, khi thai được 24 tuần, sản phụ Yến bị ra máu và được chẩn đoán là Polype cổ tử cung, đe dọa sinh non, sản phụ phải nằm viện nội trú tại Khoa Phụ sản và hàng ngày lọc thận tại Khoa Thận Nhân tạo.
Song, với sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ liên khoa, chị Yến sinh mổ thành công ở tuần thai thứ 31, trọng lượng thai nhi ước 1,5 kg. Sau một tháng được chăm sóc, nuôi dưỡng, bé đã lên được 2,1 kg và rất may mắn là bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Tâm sự thêm với chúng tôi, chị Yến bày tỏ niềm vui và hạnh phúc khi sinh được đứa con khỏe mạnh. “Vợ chồng tôi sẽ cố gắng nuôi dạy con thật tốt, dành những điều tốt đẹp nhất với con. Có con tôi sẽ vững tin hơn chiến đấu với bệnh tật”, chị Yến chia sẻ thêm.
Chia sẻ thêm về trường hợp bệnh nhân Yến, GS.TS Mai Trọng Khoa - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp của chị Yến thực sự là một kỳ tích. “Có thai và sinh con ở bệnh nhân suy thận chứa đựng nhiều nguy cơ, đòi hỏi một quy trình phối hợp và theo dõi rất nghiêm ngặt và chuyên nghiệp của nhiều chuyên khoa. Vì sự an toàn của người bệnh, chúng tôi không có chủ trương quảng bá, khuyến khích tuy nhiên thành công này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các bệnh nhân suy thận khác có mong muốn được làm mẹ nếu được theo dõi tại các cơ sở y tế lớn đủ điều kiện chuyên môn”, GS.TS Mai Trọng Khoa nói.
Khát khao làm mẹ cháy bỏng
Bế cậu con trai Xuân Bảo mới hơn một tháng tuổi trên tay trong ngày xuất viện, chị Yến rưng rưng xúc động. Việc vợ chồng chị có con thật sự là điều không tưởng và điều đó đã trở thành phép màu thực sự khi được sự giúp đỡ, chăm sóc của đội ngũ các y bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai.
Mẹ con chị Hoàng Ngọc Yến khỏe mạnh trong ngày xuất viện.
Tâm sự với chúng tôi, chị Yến cho biết, chị lập gia đình khi vừa tròn 24 tuổi. Niềm hạnh phúc làm mẹ vừa nhen nhóm với vợ chồng trẻ thì cũng là lúc chị nhận hung tin mắc bệnh suy thận khi thai nhi mới 4 tháng tuổi.
“Nhập viện, các bác sĩ bảo phải bỏ thai nhi và chạy thận nhân tạo vì có giữ lại thai nhi cũng không thể phát triển được. Vợ chồng tôi nghe xong như suy sụp, thấy cuộc sống như khép lại trước mắt mình, chán nản vô cùng”, chị Yến kể lại.
Trong suốt khoảng thời gian nhiều năm trời sau khi lấy nhau, chị Yến phải sống nhờ chiếc máy chạy thận với chu kỳ điều trị 3 lần/tuần. “Thời gian đó, tôi sống trong nỗi buồn vô hạn. Thấy hàng xóm ai cũng con bồng con bế, bữa cơm chiều có đứa con bên cạnh còn gì hạnh phúc bằng. Niềm khao khát, mong ước có con luôn hiện hữu trong tâm trí vợ chồng tôi. Tuy nhiên, bị bệnh thận thì hầu như việc có con là điều không tưởng nên chúng tôi đành ngậm ngùi chấp nhận số phận đã an bài”, chị Yến trải lòng.
Chị Yến nhớ lại những ngày khó khăn đã qua.
Do vậy, khi nhận tin mình mang thai lần thứ hai sau 7 năm chạy thận, niềm hạnh phúc của anh chị lập tức bị nỗi lo lắng nhấn chìm. Dù các bác sĩ tư vấn, việc mang thai rất có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, thế nhưng khát khao được làm mẹ khiến chị không lùi bước.
Niềm tin tạo nên kỳ tích
Trước quyết tâm giữ lại thai nhi của gia đình bệnh nhân Yến, Ban Giám đốc BV Bạch Mai và đội ngũ y bác sĩ Khoa Thận Nhân tạo có nhiều cuộc hội chẩn, thay đổi phương pháp điều trị chờ ngày sinh.
Theo bác sĩ Hồ Lưu Châu, Phó trưởng khoa Thận Nhân tạo, BV Bạch Mai, người bình thường có thai khó một thì bệnh nhân suy thận mãn tính, phải lọc máu chu kỳ, giữ thai khó khăn hơn cả trăm nghìn lần. “Việc quyết định để thai phụ suy thận mãn tính giữ lại thai nhi là vô cùng mạo hiểm, tuy nhiên, chúng tôi tự tin một điều, trên thế giới làm được thì Việt Nam cũng có thể làm được. Và kết quả bệnh nhân đã mẹ tròn, con vuông chẳng khác nào cổ tích thời nay”, bác sĩ Châu tự hào.
Bé Xuân Bảo sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh trong khi khi mẹ bị suy thận là điều rất
hiếm gặp trong y học.
hiếm gặp trong y học.
Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận nhân tạo, lịch sử 40 năm hình thành và phát triển của Khoa đến nay mới ghi nhận 5 bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thai. Tuy nhiên, 4 trường hợp bị thai lưu, sảy thai, chỉ một người có thai 30 tuần mới phát hiện suy thận, sau đó đã sinh con sau hai tuần lọc máu. Thông thường, người suy thận luôn ẩn chứa các độc tố trong máu cao hơn người bình thường, lại thường xuyên kết hợp dùng nhiều loại thuốc như huyết áp, chống đông… chưa kể bệnh nhân còn không đi tiểu được, dẫn đến tăng cân... Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến nguy cơ sảy thai và có thể ảnh hưởng đến chính sinh mạng bệnh nhân.
Chính vì vậy, trong cả quá trình điều trị, giữ thai cho bệnh nhân Yến, các bác sĩ phải theo dõi sát sao chỉ số cân nặng của thai phụ. Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Cùng đó, phải luôn duy trì ổn định nồng độ pH trong máu bệnh nhân. Độ pH cao có thể kích hoạt sảy thai, do vậy, thai phụ mang bệnh phải trải qua chu kỳ lọc máu đặc biệt.
Khuôn mặt đáng yêu của bé trong vòng tay các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai ngày xuất viện.
Nếu trước đó, bệnh nhân lọc máu ba lần/tuần, khi có thai phải lọc 6 lần/tuần, từ 3-4 tiếng/lần... Đồng thời, thai phụ cùng lúc phải điều trị huyết áp, rối loạn chuyển hóa canxi - phốt pho, dự phòng tiền sản giật, thúc đẩy sự phát triển phổi của thai nhi… nên lựa chọn thuốc cho mẹ để không ảnh hưởng đến bé cũng vô cùng khó khăn...
PGS. TS. Phạm Bá Nha, Trưởng khoa Phụ sản đã trực tiếp theo dõi diễn biến quá trình thai nghén và điều trị cho bệnh nhân Yến nhớ lại, khi thai được 24 tuần, sản phụ Yến bị ra máu và được chẩn đoán là Polype cổ tử cung, đe dọa sinh non, sản phụ phải nằm viện nội trú tại Khoa Phụ sản và hàng ngày lọc thận tại Khoa Thận Nhân tạo.
Song, với sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ liên khoa, chị Yến sinh mổ thành công ở tuần thai thứ 31, trọng lượng thai nhi ước 1,5 kg. Sau một tháng được chăm sóc, nuôi dưỡng, bé đã lên được 2,1 kg và rất may mắn là bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Tâm sự thêm với chúng tôi, chị Yến bày tỏ niềm vui và hạnh phúc khi sinh được đứa con khỏe mạnh. “Vợ chồng tôi sẽ cố gắng nuôi dạy con thật tốt, dành những điều tốt đẹp nhất với con. Có con tôi sẽ vững tin hơn chiến đấu với bệnh tật”, chị Yến chia sẻ thêm.
Chia sẻ thêm về trường hợp bệnh nhân Yến, GS.TS Mai Trọng Khoa - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trường hợp của chị Yến thực sự là một kỳ tích. “Có thai và sinh con ở bệnh nhân suy thận chứa đựng nhiều nguy cơ, đòi hỏi một quy trình phối hợp và theo dõi rất nghiêm ngặt và chuyên nghiệp của nhiều chuyên khoa. Vì sự an toàn của người bệnh, chúng tôi không có chủ trương quảng bá, khuyến khích tuy nhiên thành công này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các bệnh nhân suy thận khác có mong muốn được làm mẹ nếu được theo dõi tại các cơ sở y tế lớn đủ điều kiện chuyên môn”, GS.TS Mai Trọng Khoa nói.
Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ