17h ngày 2/6, con hẻm nhỏ trên đường Trần Văn Quang (quận Tân Bình, TP HCM), nơi chị Huỳnh Thị Ánh Hồng cư ngụ rộn ràng bởi tin người phụ nữ mua ve chai vừa được trao lại 5 triệu yen.
Anh Trịnh Minh Vương, chồng chị Hồng chia sẻ: "Tôi vui không thể tả, đây là lộc trời cho gia đình. Ngày mai vợ chồng tôi đi mua gạo cho những cơ sở nuôi dưỡng người bất hạnh để tạ ơn".
Theo anh Vương, việc Công an quận Tân Bình trao lại số tiền không chỉ khiến gia đình anh cảm thấy vui mừng mà các đồng nghiệp ve chai trong khu trọ cũng hớn hở. Từ chiều, khi theo dõi tin tức trên báo chí, nhiều người thân ở quê điện thoại vào chúc mừng, người dân trong hẻm cũng đến hỏi thăm.
Bà Bảy (54 tuổi, sống chung nhà với chị Hồng) chia sẻ, rất mừng khi vợ chồng chị Hồng có may mắn bất ngờ. Mong sao vợ chồng người ve chai sử dụng đúng và chí thú làm ăn để phụng dưỡng cha mẹ và nuôi con cái nên người.
Chị Hồng đổi được gần 700 triệu đồng. Ảnh: Trường Nguyên.
Nhiều người cảm phục trước sự chăm chỉ lao động của đôi vợ chồng nghèo. Bà chủ quán cháo vịt đầu hẻm 84 Trần Văn Quang cho biết: "Người ta bảo vợ chồng Hồng sắp thành triệu phú nhưng ngày nào tôi cũng thấy nó đi mua ve chai mưu sinh chứ không ngồi chờ tiền, nên người dân ở đây thương lắm. Mong rằng đây là bệ phóng để hai vợ chồng thoát nghèo".
Đến 19h20, chị Hồng trở về nhà trọ sau khi cùng luật sư Hà Hải đổi tiền tại ngân hàng. Chị ve chai cho biết, đổi được gần 700 triệu đồng, còn 1.160.000 yen bị rách, hư hỏng nên gửi lại để nhờ ngân hàng Nhật Bản đổi sau.
Khi thấy chị trở về, người dân trong hẻm nhỏ và các đồng nghiệp trong nhà đến chúc mừng. Nhiều người căn dặn, đây là lộc trời cho người lương thiện, nên vợ chồng phải chí thú làm ăn để không phụ những người giúp đỡ mình trong thời gian qua.
Chị ve chai Sài Gòn giữ lại vài tờ yen Nhật để làm kỷ niệm. Ảnh: Trường Nguyên.
Chị ve chai xúc động: "Một năm trước khi giao tiền cho công an, tôi không nghĩ mình sẽ được nhận lại. Nhưng nhờ báo chí và luật sư, tôi mới có niềm vui như ngày hôm nay. Ngày mai tôi sẽ thực hiện ước nguyện đầu tiên của mình, là chia sẻ niềm vui với những người bất hạnh, nghèo khó".
Chị Hồng và chồng cho biết thêm, sau khi làm từ thiện tại những nơi đã cùng luật sư Hà Hải bàn bạc trước, chị sẽ về quê thu xếp chuyện gia đình, sửa chữa nhà cửa cho hai bên nội ngoại rồi lại trở vào Sài Gòn tiếp tục gắn bó với nghề ve chai. Một phần tiền còn lại, chị sẽ gửi vào ngân hàng để lo cho hai con ăn học.
Nhiều người hỏi đã có số tiền lớn, sao không tìm việc gì làm ở quê, vào lại Sài Gòn làm chi cho khổ? Chị Hồng nói: "Hai vợ chồng không học hành nên chỉ biết lao động chân tay. Với lại, nghề ve chai đã gắn bó gần 20 năm, nuôi sống cả gia đình nên không thể bỏ được".
Chị Hồng chia sẻ niềm vui với đồng nghiệp trong nhà trọ. Ảnh: Trường Nguyên.
Chị ve chai cũng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan báo chí và luật sư Hà Hải. "Thật sự, nếu không có báo chí và luật sư Hải thì tôi cũng không mong nhận lại được số tiền này, bởi 2 vợ chồng rất ngu ngơ", chị nói.
Đến gần 21h, nhiều người vẫn cố gắng vào hẻm đường Trần Văn Quang để được gặp chị ve chai may mắn. Con hẻm nhỏ chật cứng người và xe. Lực lượng công an phường và dân phòng địa phương có mặt để ổn định an ninh trật tự.
Anh Trịnh Minh Vương, chồng chị Hồng chia sẻ: "Tôi vui không thể tả, đây là lộc trời cho gia đình. Ngày mai vợ chồng tôi đi mua gạo cho những cơ sở nuôi dưỡng người bất hạnh để tạ ơn".
Theo anh Vương, việc Công an quận Tân Bình trao lại số tiền không chỉ khiến gia đình anh cảm thấy vui mừng mà các đồng nghiệp ve chai trong khu trọ cũng hớn hở. Từ chiều, khi theo dõi tin tức trên báo chí, nhiều người thân ở quê điện thoại vào chúc mừng, người dân trong hẻm cũng đến hỏi thăm.
Bà Bảy (54 tuổi, sống chung nhà với chị Hồng) chia sẻ, rất mừng khi vợ chồng chị Hồng có may mắn bất ngờ. Mong sao vợ chồng người ve chai sử dụng đúng và chí thú làm ăn để phụng dưỡng cha mẹ và nuôi con cái nên người.
Chị Hồng đổi được gần 700 triệu đồng. Ảnh: Trường Nguyên.
Nhiều người cảm phục trước sự chăm chỉ lao động của đôi vợ chồng nghèo. Bà chủ quán cháo vịt đầu hẻm 84 Trần Văn Quang cho biết: "Người ta bảo vợ chồng Hồng sắp thành triệu phú nhưng ngày nào tôi cũng thấy nó đi mua ve chai mưu sinh chứ không ngồi chờ tiền, nên người dân ở đây thương lắm. Mong rằng đây là bệ phóng để hai vợ chồng thoát nghèo".
Đến 19h20, chị Hồng trở về nhà trọ sau khi cùng luật sư Hà Hải đổi tiền tại ngân hàng. Chị ve chai cho biết, đổi được gần 700 triệu đồng, còn 1.160.000 yen bị rách, hư hỏng nên gửi lại để nhờ ngân hàng Nhật Bản đổi sau.
Khi thấy chị trở về, người dân trong hẻm nhỏ và các đồng nghiệp trong nhà đến chúc mừng. Nhiều người căn dặn, đây là lộc trời cho người lương thiện, nên vợ chồng phải chí thú làm ăn để không phụ những người giúp đỡ mình trong thời gian qua.
Chị ve chai Sài Gòn giữ lại vài tờ yen Nhật để làm kỷ niệm. Ảnh: Trường Nguyên.
Chị ve chai xúc động: "Một năm trước khi giao tiền cho công an, tôi không nghĩ mình sẽ được nhận lại. Nhưng nhờ báo chí và luật sư, tôi mới có niềm vui như ngày hôm nay. Ngày mai tôi sẽ thực hiện ước nguyện đầu tiên của mình, là chia sẻ niềm vui với những người bất hạnh, nghèo khó".
Chị Hồng và chồng cho biết thêm, sau khi làm từ thiện tại những nơi đã cùng luật sư Hà Hải bàn bạc trước, chị sẽ về quê thu xếp chuyện gia đình, sửa chữa nhà cửa cho hai bên nội ngoại rồi lại trở vào Sài Gòn tiếp tục gắn bó với nghề ve chai. Một phần tiền còn lại, chị sẽ gửi vào ngân hàng để lo cho hai con ăn học.
Nhiều người hỏi đã có số tiền lớn, sao không tìm việc gì làm ở quê, vào lại Sài Gòn làm chi cho khổ? Chị Hồng nói: "Hai vợ chồng không học hành nên chỉ biết lao động chân tay. Với lại, nghề ve chai đã gắn bó gần 20 năm, nuôi sống cả gia đình nên không thể bỏ được".
Chị Hồng chia sẻ niềm vui với đồng nghiệp trong nhà trọ. Ảnh: Trường Nguyên.
Chị ve chai cũng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan báo chí và luật sư Hà Hải. "Thật sự, nếu không có báo chí và luật sư Hải thì tôi cũng không mong nhận lại được số tiền này, bởi 2 vợ chồng rất ngu ngơ", chị nói.
Đến gần 21h, nhiều người vẫn cố gắng vào hẻm đường Trần Văn Quang để được gặp chị ve chai may mắn. Con hẻm nhỏ chật cứng người và xe. Lực lượng công an phường và dân phòng địa phương có mặt để ổn định an ninh trật tự.
Theo Tri thức